~ DIỄN ĐÀN LỚP KTV-K7 ~ KỸ THUẬT VIÊN CNTT HƯỚNG NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH & TRUYỀN THÔNG
Chào mừng các bạn đến với Diễn đàn KTV-K7 Bến Tre!
Chúc bạn có một ngày làm việc - học tập vui vẻ và thành công!

----oOo--------oOo--------oOo--------oOo--------oOo--------

>> Nếu bạn đã là thành viên của diễn đàn này, vui lòng ĐĂNG NHẬP! để có thể gửi, trả lời bài viết...
>> Nếu chưa là thành viên, còn chờ gì nữa, bấm ĐĂNG KÝ ngay thôi!...

~ DIỄN ĐÀN LỚP KTV-K7 ~ KỸ THUẬT VIÊN CNTT HƯỚNG NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH & TRUYỀN THÔNG
Chào mừng các bạn đến với Diễn đàn KTV-K7 Bến Tre!
Chúc bạn có một ngày làm việc - học tập vui vẻ và thành công!

----oOo--------oOo--------oOo--------oOo--------oOo--------

>> Nếu bạn đã là thành viên của diễn đàn này, vui lòng ĐĂNG NHẬP! để có thể gửi, trả lời bài viết...
>> Nếu chưa là thành viên, còn chờ gì nữa, bấm ĐĂNG KÝ ngay thôi!...

~ DIỄN ĐÀN LỚP KTV-K7 ~ KỸ THUẬT VIÊN CNTT HƯỚNG NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH & TRUYỀN THÔNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


~ DIỄN ĐÀN LỚP KTV-K7 BẾN TRE ~ KỸ THUẬT VIÊN CNTT HƯỚNG NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH & TRUYỀN THÔNG >> HTTP://K7BENTRE.CO.CC
 
Trang ChínhTìm kiếmGalleryĐăng kýLatest imagesĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Liên kết nhanh
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Similar topics

 

 Tìm hiểu các Linux distribution - Phần 4

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
cauhaidua




Tổng số bài gửi : 33
Join date : 06/01/2011

Tìm hiểu các Linux distribution - Phần 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu các Linux distribution - Phần 4   Tìm hiểu các Linux distribution - Phần 4 I_icon_minitime01/05/11, 01:57 pm

Tìm hiểu các Linux distribution - Phần 4

CHƯƠNG II
NGHIÊN CỨU VỀ SỰ LỰA CHỌN LINUX DISTRIBUTION

Chương này ghi lại báo cáo nghiên cứu về sự lựa chọn Linux Distribution của nhóm nghiên cứu thị trường Open Linux thuộc công ty CMO Consulting International. Từ đó các bạn có thể rút ra một sự lựa chọn cho riêng mình.
Báo cáo này gồm hai phần: phần đầu tìm hiểu người dùng đã chọn Linux Distribution theo tiêu chí chủ yếu nào, phần còn lại xem xét xem họ có thỏ mãn với sự lựa chọn đó không?
I. LỰA CHỌN LINUX DISTRIBUTION
Trong phần này, nhóm nghiên cứu cố gắng tìm hiểu xu hướng chọn Linux distribution theo tiêu chí nào.
1. Bạn đang sử dụng Linux distribution nào?
Red Hat 54.6%
Slackware 13.9%
Debian 21.5%
Khác 9.9%
2. Bản Linux distribution bạn nhận được từ nguồn nào?
Download miễn phí từ Internet 26.1%
Mua trên Internet 35.8%
Mua từ shop 22.4%
CD miễn phí kèm theo sách 2.4%
Từ bạn bè (miễn phí) 5.7%
Khác 7.6%
3. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến bạn chọn Linux distribution này?
Nhiều người quanh tôi dùng Linux này 12.6%
Một người bạn đề xuất 12.8%
Linux distribution này rẻ 1.1%
Linux distribution này miễn phí 5.4%
Cập nhật từ phiên bản cũ 21.1%
Khác 47%
4. Bạn đã cài đặt Linux distribution này như thế nào?
Từ CD-ROM 74.6%
Từ đĩa cứng 5.9%
Từ FTP 13.4%
Từ NFS 2.7%
Khác 3.4%
5. Bạn có gặp vấn đề gì khi cài đặt nó không?
Yes 19%
No 81%
Thống kê này chỉ gói gọn thông tin trong việc tìm hiểu người dùng đã chọn Linux Distribution như thế nào. Nhóm nghiên cứu thông báo sẽ tiến hành các cuộc khảo sát sâu hơn để có thể hiểu rõ hành vi lựa chọn của người dùng. Và tìm câu hỏi tại sao lại chọn chúng giữa vô số các Linux Distribution khác, cũng như các hệ điều hành khác.
II. SỰ THOẢ MÃN VỚI LINUX DISTRIBUTION
Trong phần này, nhóm nghiên cứu cố tìm hiểu người dùng có thoả mãn với Linux Distribution đã lựa chọn không và tại sao?. Câu hỏi đặt ra cho cuộc khảo sát là “bạn có thoả mãn với các tiêu chí chỉ ra dưới đây của Linux Distribution bạn đã chọn không?”
1. Dễ cài đặt
Rất thỏa mãn 48.5%
Thoả mãn 37.2%
Bình thường 11.7%
Không thoả mãn lắm 2.0%
Rất tệ 0.5%
2. Giá cả
Rất thoả mãn 87.9%
Thoả mãn 9.3%
Bình thường 2.5%
Không thoả mãn lắm 0.3%
Rất tệ 0%
3. Dễ sử dụng
Rất thoả mãn 42.1%
Thoả mãn 43%
Bình thường 12.8%
Không thoả mãn lắm 1.8%
Rất tệ 0.3%
4. Tương thích phần cứng
Rất thoả mãn 38%
Thoả mãn 47.9%
Bình thường 12.2%
Không thoả mãn lắm 1.5%
Rất tệ 0.3%
5. Hỗ trợ kỹ thuật
Rất thoả mãn 55.7%
Thoả mãn 24.4%
Bình thường 13.5%
Không thoả mãn lắm 4.3%
Rất tệ 2.1%


6. Không gặp trục trặc
Rất thoả mãn 47.3%
Thoả mãn 38.4%
Bình thường 11.9%
Không thoả mãn lắm 1.9%
Rất tệ 0.5%
7. Nói chung, bạn có thỏa mãn với Linux distribution bạn đang sử dụng không?
Rất thoả mãn 63.4%
Thoả mãn 31.9%
Bình thường 4.4%
Không thoả mãn lắm 0.3%
Rất tệ 0%
8. Bạn sẽ lựa chọn một Linux Distribution khác chứ?
Rất muốn 14.5%
Muốn 14%
Sao cũng được 33.0%
Liệu có tốt hơn không? 25.3%
Không hề 13.3%
Chúng ta có thể thấy rằng, tỉ lệ thoả mãn trên các tiêu chí của Linux Distribution khá cao. Nói chung, phần lớn người dùng thoả mãn với Linux Distribution hiện tại. Không giống như các sản phẩm khác, việc “trung thành” với Linux Distribution là một “vấn đề”. Cảm giác của nhóm nghiên cứu là: trừ phi Linux được chấp nhận rộng rãi với cộng đồng người sử dụng máy tính còn không “vấn đề” này sẽ vẫn tiếp tục tồn tại.
Sử dụng phép phân tích tương quan riêng phần (Partial Correlation Analysis), nhóm nghiên cứu xác định mức độ quan trọng tương đối của mỗi thuộc tính đối với sự thoả mãn Linux distribution toàn cục:
Dễ cài đặt 12.5%
Giá cả 5.7%
Dễ sử dụng 21.3%
Tương thích phần cứng 7.9%
Hỗ trợ kỹ thuật 25.9%
Không gặp trục trặc 26.6%
Qua đó ta thấy “Không gặp trục trặc”, “Hỗ trợ kỹ thuật”, “Dễ sử dụng” là các tiêu chí then chốt mà các nhà phân phối Linux cần quan tâm để có thể thoả mãn khách hàng.






CHƯƠNG III
ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG LINUX DISTRIBUTION

Chương này ghi lại 10 đề cử Linux distribution của DistroWatch.com.
Có quá nhiều sự lựa chọn và sự gia tăng thường xuyên của Linux distribution khiến những người mới làm quen với Linux khó khăn cho việc lựa chọn Linux distribution phù hợp với công việc của mình. DistroWatch.com đề cử 10 Linux distribution mà họ cho là thuộc TOP 10. Xandros và Lindows được xem như sự lựa chọn tốt cho những người mới làm quen với Linux. Ở nhóm khác, Gentoo, Debian, Slackware và FreeBSD dành cho các chuyên gia Linux để có thể sử dụng chúng hiệu quả. Mandrake, Red Hat, SUSE và MEPIS có thể xếp vào nhóm dành cho sự lựa chọn của những người dùng “trung bình”. Knoppix lại là một trường hợp khác, nó chạy trực tiếp từ CD, không yêu cầu cài đặt.
1. Mandrake
Mandrakelinux, là một Linux distribution giàu kinh nghiệm với phiên bản đầu tiên ra đời vào July 1998. Các nhà phát triển dùng distribution Red Hat, thay đổi desktop mặc định bằng KDE và thêm vào bộ cài đặt dễ sử dụng, phá vỡ ý nghĩ cho rằng Linux thì khó cài đặt. Đặc điểm tự phát hiện phần cứng và tiện ích phân chia đĩa là những ưu điểm mà người dùng dễ nhận thấy từ Mandrake.
Mandrakelinux luôn cho ra đời những release “cutting edge” và được xem như một Linux distribution có tính up-to-date cao. Đây cũng là lý do giải thích cho tính kém ổn định và khá nhiều bug của nó so với các distribution khác. Nhiều người cho rằng điều này có thể chấp nhận được cho desktop của họ vì bù lại họ nhận được những phần mềm mới nhất.
Ưu điểm: thân thiện với người dùng, tiện ích cấu hình đồ hoạ, hỗ trợ cộng đồng, NTFS partition.
Nhược: Một vài release chứa bug, các re release khởi tạo chỉ dành cho thành viên của MandrakeClub.
Free download: Yes
2. Knopper
Khả năng phát hiện phần cứng tự động của Knoppix khiến nhiều phần mềm thương mại phải hổ thẹn. Boot tự động, nhiều gói đi kèm, kỹ thuật nén cao cấp, và có thể cài lên đĩa cứng biến Knoppix thành công cụ không thể thiếu. Nó có thể được dùng như đĩa phục hồi, một công cụ để minh hoạ Linux cho những người chưa từng thấy nó hoặc để kiểm tra máy tính trước khi mua.
Các phiên bản mới của Knoppix được phát hành thường xuyên, trung bình 2 - 6 tuần cho một release ra đời. Luôn cập nhật các bản sửa lỗi và các gói mới nhất từ các nhánh của Debian.
Ưu điểm: phát hiện phần cứng tự động xuất sắc, chạy trực tiếp từ CD không cần cài đặt, có thể sử dụng như một công cụ phục hồi.
Nhược điểm: Tốc độ thực thi chậm nếu chạy từ CD
Free download: Yes
3. Debian GNU/Linux
Bắt đầu bởi Ian Murdock vào 1993, là một dự án phi thương mại hoàn toàn. Hàng trăm nhà phát triển tự nguyện trên toàn thế giới đóng góp vào dự án này nhưng được tổ chức quản lý nghiêm ngặt, đảm bảo giá trị “danh hiệu” distribution Debian.
Trong mọi lúc của tiến trình phát triển, luôn có ba nhánh trong cây thư mục gốc "stable", "testing" và "unstable". Khi một phiên bản mới của một gói xuất hiện, nó được đặt vào nhánh ”unstable” cho lần test đầu tiên. Nếu được thông qua, gói sẽ được chuyển đến nhánh”testing”, chịu đựng các test một cách nghiêm ngặt trong nhiều tháng trời. Nhánh này chỉ được khai báo “stable” sau một cuộc test thấu đáo, hoàn toàn. Chính vì thế, distribution này được xem là ổn định và đáng tin cậy nhất, mặc dù không thoả tính up-to-date. Trong khi nhánh “stable” thì tuyệt vời để sử dụng cho các server quan trọng, nhiều người dùng thích chạy các bản test có tính up-to-date hơn hoặc các nhánh “unstable” cho máy tính cá nhân của họ.
Hạn chế của Debian lại nằm ở phần cài đặt, yêu cầu người dùng phải có kiến thức về phần cứng mình dùng. Bù lại, Debian cung cấp "apt-get", một bộ cài đặt thuận tiện cho các gói Debian. Nhiều người dùng Debian đùa rằng cài đặt nó không khó, vì họ chỉ thực hiện một lần. Một khi Debian đã chạy, các cập nhật trong tương lai ở bất cứ phạm vi nào có thể được thực hiện thông qua tiện ích apt-get.
Ưu điểm: 100% miễn phí, web site tuyệt vời và tài nguyên cộng đồng, đã được test kỹ càng, cài đặt phần mềm dễ dàng với apt-get.
Nhược điểm: Khó cài đặt, phiên bản “stable” có thể out-dated.
Free download: Yes
4. Gentoo Linux
Được tạo bởi Daniel Robbins, từng là nhà phát triển của Stampede Linux và FreeBSD.
Gentoo Linux là distribution source. Trong khi các công cụ cài đặt cung cấp các gói có bản đã biên dịch sẵn để Linux có thể chạy, ý tưởng chính của Gentoo là biên dịch toàn bộ các gói trên máy tính người dùng. Thuận lợi chính của điều này là các phần mềm được tối ưu hoá cho từng kiến trúc máy tính mà nó cài đặt. Thêm nữa, việc cập nhật các phần mềm lên phiên bản mới hơn rất dễ dàng, chỉ gõ vài câu lệnh đơn giản. Tuy nhiên, cài đặt Gentoo và biến nó thành một distribution đầy hương hoa với desktop đồ hoạ mới nhất, các công cụ phát triển và multimedia thì khá chán ngắt và mất nhiều thời gian, trải qua nhiều giờ thậm chí trên máy tính có cấu hình mạnh.
Ưu điểm: có thể cài các gói riêng biệt, tính up-to-date cao, document tốt. Nhược điểm: Cài đặt chậm và tẻ nhạt, thường không ổn định.
Free download: Yes
5. SUSE
Định hướng desktop. Bộ cài đặt và công cụ cấu hình YaST là ưu thế của nó
Document rất tốt. Thị phần ở châu Âu và Bắc Mỹ khá lớn, các nơi khác thì không có thị phần. SUSE được Novell mua lại vào cuối 2003.
Ưu điểm: Chuyên nghiệp đến từng tiểu tiết, bộ cấu hình YaST dễ sử dụng. Nhược điểm: Không mở rộng thị trường ở châu Á, gồm nhiều gói thương mại.
Free download: 1 - 2 tháng sau bảng chính thức được phát hành.
6.Slackware Linux
Sáng lập bởi Patrick Volkerding vào 1992, là distribution lâu đời nhất còn sống sót. Bộ cài đặt dạng text, không kèn không trống, công cụ cấu hình phi đồ hoạ. Trong khi các distribution cố gắng không mệt mỏi để phát triển các front end dễ sử dụng, Slackware không quan tâm và mọi thứ vẫn còn được thực hiện thông qua file cấu hình. Chính vì điều này, Slackware chỉ được đề xuất cho các chuyên gia Linux.
Cho dù vậy, Slackware có sức hấp dẫn đầy ma lực với nhiều người dùng. Cực kỳ ổn định và bảo mật, rất thích hợp cho server. Các nhà quản trị Linux nhiều kinh nghiệm tìm thấy rất ít lỗi ở distribution này. Release không thường xuyên (khoảng một lần một năm) dù các gói up-to-date luôn sẵn cho download sau bản chính thức release.
Đặc điểm nổi bật nhất của distribution này từng được biết đến là: “nếu bạn cần giúp đỡ về Linux box của mình, hãy tìm một người dùng Slackware” Một người dùng có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn một người dùng quen thuộc với các distribution khác.
Ưu điểm: Ổn định cao, bug-free, gắn chặt với các nguyên lý UNIX.
Nhược điểm: Cấu hình được thực hiện bằng cách chỉnh sửa các text file, khả năng phát hiện tự động phần cứng hạn chế.
Free download: Yes
7. MEPIS Linux
Sáng lập bởi Warren Woodford vào July 2003, là distribution mới nhất trong TOP 10. Ngoại trừ việc sinh sau đẻ muộn, MEPIS đã nhận được nhiều phản hồi lác quan từ phía người dùng ngày từ thời điwme xuất phát. MEPIS Linux là sự kết hợp thành công giữa Debian Sid và Knoppix, một kiểu Linux distribution mới có thể sử dụng CD hoặc distribution đầy đủ cài đặt trên đĩa cứng. Bằng cách này, người dùng có thể thử sản phẩm bằng cách boot từ CD MEPIS, và cài đặt lên đĩa cứng sau khi thấy thích những gì nó trình diễn trên CD. Nhiều distribution khác sau đó đã copy ý tưởng này.
Điều gì đã làm nên thành công của MEPIS Linux? Không giống như nhiều distribution khác, MEPIS đến với nhiều thứ không miễn phí, ngoại trừ các ứng dụng thông dụng. Đó là driver tăng tốc NVIDIA, Macromedia Flash plugin, Java, nhiều multimedia codecs. Với MEPIS Linux, không cần phải săn lùng Java Runtime Environment, sau đó phải tìm tài liệu để tìm ra câu trả lời làm thế nào cho browser hỗ trợ Java. Tiết kiệm thời gian cấu hình để desktop có thể làm việc.
Bên cạnh các ứng dụng Debian chuẩn và các phần mềm không miễn phí đề cập ở trên, MEPIS Linux có thể tự động phát hiện phần cứng, cùng nhiều tiện ích cấu hình.
Ưu điểm: Có cả distribution đầy đủ và CD, NVIDIA, Flash, Java, multimedia codecs và nhiều ứng dụng không miễn phí khác được cấu hình sẵn, khả năng dò tìm phần cứng tốt.
Nhược điểm: Sinh sau đẻ muộn, các nhà phát triển cần quan tâm cải thiện look and feel.
Free download: Yes
8. Xandros
Được tạo ra từ đống tro tàn của Corel Linux, một nỗ lực mang Linux trở lại thị trường khá thành công vào 1999, nhưng bị bỏ rơi ngay sau đó do gặp khó khăn về tài chính.
Xandros Desktop là một distribution thân thiện nhất trên thị trường, được đề nghị cho người mới dùng Linux. Mặc dù số lượng các ứng dụng đi kèm khá ít, các nhà phát triển đảm bảo rằng nó hoạt động xuất sắc.
Ưu điểm: Thiết kế cho người bắt đầu, quản lý file tốt, công cụ chép CD và các tiện ích khác.
Nhược điểm: Nhiều gói thương mại.
Free download: Yes, nhưng có hạn chế tính năng.
9. Linspire
Sản phẩm của Lindows.com, nhà sáng lập là Michael Robertson, cũng là nhà sáng lập MP3.com. Mục đích ban đầu là tạo một distribution không chỉ chạy các ứng dụng Linux mà còn có thể chạy các ứng dụng Windows như MS Office. Mục tiêu đầy tham vọng này sau đó bị bỏ rơi khi các nhà phát triển cho rằng họ đã đánh giá quá thấp các yêu cầu để có thể thực hiện tác vụ này.
LindowsOS giới thiệu Click-N-Run, một công cụ hỗ trợ cài dặt phần mềm chạy trên web browser. Linspire được cài đặt sẵn vào các máy tính được bán Mỹ, Anh, Nhật và một số quốc gia khác.
Ưu điểm: Thiết kế cho người bắt đầu, cài đặt nhanh và dễ, cài đặt phần mềm dễ dàng nhờ công cụ hỗ trợ.
Nhược điểm: Khá đắt, lệ phí hàng năm cho sử dụng phần mềm.
Free download: No
10. FreeBSD:
Mặc dù BSD (hậu duệ trực tiếp của UNIX) không phải là Linux (một máy nhái UNIX), hai hệ điều hành này có nhiều điểm chung, đặc biệt là sử dụng nhiều ứng dụng mã nguồn mở. Đó là lý do tại sao một hệ điều hành dựa trên BSD thông dụng nhất đứng trong danh sách top 10 các Linux distribution này.
Nhanh, hiệu năng cao, rất ổn định nên là một đề xuất tốt cho server. Nó còn có thể dùng như một desktop. Cài đặt không khó, chắc chắn là không khó hơn Slackware Linux. Nếu bạn đến từ Linux, bạn có thể tìm thấy ở đây nhiều ứng dụng mã nguồn mở bạn từng biết và yêu thích (XFree86, KDE, GNOME, Apache, và thậm chí phần mềm thương mại như driver tăng tốc đồ hoạ NVIDIA hay Opera browser) cũng làm việc trên FreeBSD. Bên cạnh các gói binary, FreeBSD (cũng như hầu hết các BSD khác) cung cấp cho người dùng một cách đễ dàng để biên dịch các gói trên hệ thống chủ. Đây có lẽ là nguyên nhân tại sao nhiều người dùng thích FreeBSD hơn Linux.
Ưu điểm: Nhanh và ổn định, document tốt, hỗ trợ biên dịch các gói phần mềm linh hoạt.
Nhược điểm: Chỉ hỗ trợ các phần cứng có cấu hình “tương đối”, số lượng hạn chế các ứng dụng thương mại
Free download: Yes

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trịnh Ngọc Minh, Linux Operating System, Trung tâm Phát triển CNTT, ĐHQG-HCM, 2004
2. Nguyễn Anh Tuấn, Hệ điều hành RedHat Linux, Trung tâm Phát triển CNTT, ĐHQG-HCM, 2004
3. LWN.net Weekly Edition(http://lwn.net/Distributions/)
4. DistroWatch.com, (http://www.distrowatch.com /)
5. CMO Consulting International (http://www.webcmo.com/)

Hết
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 107
Join date : 23/12/2010
Age : 40
Đến từ : Mỏ Cày Bắc

Tìm hiểu các Linux distribution - Phần 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Các bản phân phối Linux (Linux distribution) bổ sung...   Tìm hiểu các Linux distribution - Phần 4 I_icon_minitime01/05/11, 02:05 pm

Các bản phân phối Linux (Linux distribution) bổ sung...

Các bản phân phối Linux được sắp xếp theo các nhóm, các lựa chọn như: Các bản phân phối chính (Leading Distributions), Các bản phân phối nổi tiếng (Well-known Distributions), Các bản có giao diện thân thiện, Các bản dành cho Giáo dục, hay các bản phân phối theo từng quốc gia cụ thể.
CentOS
CentOS (viết tắt của cụm từ Community ENTerprise Operating System)là môt phân phối của Linux dành cho các doanh nghiệp và các nhóm phát triển. CentOS đươc phát triển từ Red Hat Enterpires Linux (RHEL) (Theo các giấy phép GPL và một số giấy phép tương tự khác ). Nó hoàn toàn miễn phí. Phiên bản hiện nay (2009) là phiên bản 5.3 (kernel 2.6.18), hỗ trợ với hai dòng chíp phổ biến là i386, x86-64.
Hệ thống máy chủ sẽ bao gồm các máy server liên kết với nhau, mỗi máy chạy một loại dịch vụ hỗ trợ lẫn nhau, các dịch vụ sẽ bao gồm: Web server, MySQL, Mail server, DNS và Proxy. Các hệ thống máy trong doanh nghiệp sẽ truy cập và hệ thống server thông qua máy chủ Proxy để người quản lý có thể kiểm soát chặt chẽ, các hệ thống máy ở các chi nhanh của doanh nghiệp hoặc các máy ở ngoài mạng nội bộ của doanh nghiệp sẽ truy cập vào hệ thống máy chủ qua Internet và cũng phải thông qua máy chủ Proxy.


Dự án GNU


Biểu tượng của Dự án GNU
GNU được khởi đầu vào năm 1984, mục đích nhằm phát triển một hệ điều hành dạng Unix đầy đủ, đó là phần mềm tự do: hệ thống GNU. GNU được cấu tạo từ các chữ đầu của cụm từ "GNU's Not Unix"; phát âm như "gờ-nu." Nhiều biến thể của hệ thống GNU sử dụng nhân (kernel) Linux đang được phổ biến rộng rãi; mặc dù các hệ thống này thường được gọi là "Linux," tên chính xác cho các hệ thống này là Hệ điều hành GNU/Linux.
Lịch sử
Năm 1971, Richard Stallman bắt đầu làm việc tại MIT trong một nhóm nhân viên kĩ thuật chuyên sử dụng phần mềm tự do. Tuy vậy, đến những năm của thập kỉ 80, hầu hết các phần mềm đều có tính chất sở hữu (bản quyền). Nhận thấy điều này có thể ngăn cản việc hợp tác giữa những người phát triển phần mềm, Stallman và những người khác khởi đầu dự án GNU. Ông đã viết "tuyên ngôn" của GNU vào năm 1983 [1].


Debian, do Dự án Debian xây dựng, là bản phân phối phần mềm tự do được phát triển từ sự cộng tác của các tình nguyện viên trên khắp thế giới. Kể từ lúc bắt đầu đến nay, hệ thống chính thức phát hành dưới tên gọi Debian GNU/Linux được xây dựng dựa trên nhân Linux với nhiều công cụ cơ bản của hệ điều hành lấy từ dự án GNU.
Debian có tiếng về mối liên kết chặt chẽ với triết lí Unix và phần mềm tự do. Nó cũng có tiếng về sự phong phú cho các chọn lựa: phiên bản phát hành hiện tại có hơn 15.490 gói phần mềm cho 11 kiến trúc máy tính, từ kiến trúc ARM thường gặp ở các hệ thống nhúng và kiến trúc mainframe s390 của IBM cho đến các kiến trúc thường gặp trên máy tính cá nhân hiện đại như x86 và PowerPC. Hợp đồng xã hội của Debian cũng rất có tiếng trong giới phần mềm tự do với những nguyên lý cam kết với cộng đồng như: Debian luôn luôn 100% tự do (miễn phí), chúng tôi không giấu lỗi,...
Dự án này được miêu tả là tạo "hệ điều hành phổ biến" và phát triển hỗ trợ các nhân khác, gồm có nhân của GNU Hurd, NetBSD và FreeBSD. Các phiên bản này hiện chưa được phát hành chính thức, vì vậy hiện tại Debian chỉ là bản phân phối GNU/Linux. (Nỗ lực này cũng bị tranh cãi giữa các nhà phát triển của hai hệ thống BSD bên trên, vì họ không coi nhân của hệ điều hành của họ là độc lập với không gian của các chương trình ứng dụng - userland.)
Debian cũng nổi tiếng với hệ thống quản lí gói của nó, mà cụ thể APT (công cụ quản lí gói cao cấp, Advanced Packaging Tool), chính sách nghiêm ngặt đối với chất lượng các gói và bản phát hành, cũng như tiến trình phát triển và kiểm tra mở. Cách thức làm việc này đã giúp cho việc nâng cấp giữa các bản phát hành được dễ dàng mà không cần khởi động lại máy và việc cài đặt hay gỡ bỏ các gói phần mềm cũng dễ dàng.
Debian được hỗ trợ nhờ các khoản quyên góp thông qua tổ chức Phần mềm quan tâm công cộng (Software in the Public Interest), một tổ chức bảo trợ phi lợi nhuận cho các dự án phần mềm tự do.
Lịch sử
Debian được thành lập vào năm 1993 bởi Ian Murdock khi còn là sinh viên tại Đại học Purdue. Ian Murdock viết Tuyên ngôn Debian kêu gọi xây dựng một bản phân phối Linux được quản lí theo phong cách mở, trong tinh thần của Linux và GNU. Tên "Debian" được Ian Murdock đặt ra bằng cách kết hợp tên của bạn gái lúc bấy giờ (bây giờ là vợ) của anh là Debra với tên của chính anh Ian. Debian được phát âm là /dɛbˈiːjən/.
Các bản phát hành
Các phiên bản của Debian vẫn được lấy tên mã (code name) theo các nhân vật phim hoạt hình Toy Story. Hiện nay phiên bản stable (ổn định) là Lenny, và phiên bản testing (thử nghiệm) là Squeeze. Phiên bản unstable (không ổn định) luôn luôn mang tên là sid (tên cậu bé hàng xóm phá phách trong phim Toy Story).
Phiên bản stable là phiên bản phát hành chính thức. Phiên bản testing là phiên bản sẽ trở thành phiên bản chính thức sau khi Debian xác nhận là đã chạy ổn định. Phiên bản sid là phiên bản rolling (quay), tức là luôn luôn ở trạng thái phát triển liên tục.
• 5.0 -- lenny, 14/2/2009
• 4.0 -- etch, 8/4/2007
• 3.1 -- sarge, 6/6/2005
• 3.0 -- woody, 19/7/2002
• 2.2 -- potato, 15/8/2000
• 2.1 -- slink, 9/3/1999
• 2.0 -- hamm, 24/7/1998
• 1.3 -- bo, 2/6/1997
• 1.2 -- rex, 12/12/1996
• 1.1 -- buzz, 17/6/1996
Các bản trong chế độ bảo trì
Debian luôn luôn có ít nhất 3 bản trong chế độ bảo trì tích cực, gọi là "stable", "testing" và "unstable".
stable (ổn định)
Đây là bản được phát hành chính thức mới nhất của Debian, được xem là bản ổn định và dùng cho môi trường sản xuất.
testing (thử nghiệm)
Bản này chứa các gói chưa được chấp nhận vào "stable" nhưng đang được xếp hàng để vào đó. Ưu điểm của bản này là nó có các phiên bản phần mềm gần đây, khuyết điểm chính là nó chưa được kiểm tra hoàn toàn và không được nhóm an ninh của Debian hỗ trợ.
unstable (không ổn định)
Đây là nơi việc phát triển Debian tích cực diễn ra. Thông thường bản này được các nhà phát triển hoặc những người muốn dùng phần mềm mới nhất sử dụng.
Hạn chế của Debian lại nằm ở phần cài đặt, yêu cầu người dùng phải có kiến thức về phần cứng mình dùng. Bù lại, Debian cung cấp "apt-get", một bộ cài đặt thuận tiện cho các gói Debian. Nhiều người dùng Debian đùa rằng cài đặt nó không khó, vì họ chỉ thực hiện một lần. Một khi Debian đã chạy, các cập nhật trong tương lai ở bất cứ phạm vi nào có thể được thực hiện thông qua tiện ích apt-get.
Ưu điểm: 100% miễn phí, web site tuyệt vời và tài nguyên cộng đồng, đã được test kỹ càng, cài đặt phần mềm dễ dàng với apt-get.
Nhược điểm: Khó cài đặt, phiên bản “stable” có thể out-dated.
Free download: Yes



Fedora Core


Trang mạng:
fedoraproject.org

Công ty/
Nhà phát triển:
Fedora Project

Họ HĐH: Linux

Kiểu mã nguồn: Mã nguồn mở

Phiên bản gần đây: Fedora 13 / ngày 25 tháng 5, năm 2010

Hình thức nâng cấp: Yum

Quản lý gói cài đặt: RPM Package Manager

Nền tảng hỗ trợ: i386, AMD64, PowerPC

Kiểu nhân :
Monolithic kernel

Giao diện người dùng: GNOME KDE XFCE

Giấy phép:
Một số loại
Tình trạng: Hoàn tất

Fedora Core là một Bản phân phối Linux dựa trên RPM Package Manager, được phát triển dựa trên cộng đồng theo "Dự án Fedora (Fedora Project) và được bảo trợ bởi Red Hat.
Dự án Fedora nhắm tới mục đích tạo ra một hệ điều hành mã nguồn mở hoàn chỉnh để sử dụng cho các mục đích tổng quát. Fedora được thiết kế để có thể dễ dàng cài đặt với chương trình cài đặt mang giao diện đồ họa. Các gói phần mềm bổ sung có thể tải xuống và cài đặt một cách dễ dàng với công cụ yum. Các phiên bản mới hơn của Fedora có thể được phát hành mỗi 6 hoặc 8 tháng.
Tên gọi Fedora Core là nhằm mục đích phân biệt giữa gói phần mềm chính của Fedora với các gói phần mềm phụ trội, bổ sung cho Fedora.
Hỗ trợ kỹ thuật của Fedora đa số là đến từ cộng đồng (mặc dù Red Hat có hỗ trợ kỹ thuật cho Fedora nhưng không chính thức).
Fedora còn được gọi là Fedora Linux, nhưng đây không phải là tên gọi chính thức của nó.
Các đặc điểm
• Fedora Core sử dụng GNOME như là môi trường đồ hoạ mặc định. Bên cạnh đó người dùng cũng có thể lựa chọn các môi trường làm việc khác như KDE, XFCE, hay đơn giản hơn nữa với các trình quản lý cửa sổ như icewm, fluxbox,...
• Một số công cụ quản trị của Fedora Core được viết bằng Python - một ngôn ngữ kịch bản hướng đối tượng. Ví dụ điển hình là công cụ yum, dùng để quản lý và cài đặt các gói phần mềm theo định dạng RPM.
Các phiên bản
Hiện có
• Hiện nay Fedora đã có phiên bản thứ 13 chính thức và có thể tải về tại website của dự án. Phiên bản 8, 9, 10 và 11 cũng đã được tung ra trước đó.
• Fedora Core 6 (FC6, tên phát hành là Zod), được phát hành vào ngày 24 tháng 10 năm 2006. Phiên bản này tích hợp GNOME 2.16, KDE 3.5.4, Xorg 7.1, GCC 4.1.1 và nhân Linux (Linux kernel) phiên bản 2.6.18.
Phiên bản mới này có cải thiện về giao diện (font DejaVu mới, "puplet" - một biểu tượng thông báo update ở góc màn hình ...); các chương trình ứng dụng được áp dụng DT_GNU_HASH; trình cài đặt Anaconda cho phép tải xuống các gói phần mềm không có sẵn trong bộ cài bằng cách thêm vào các kho YUM khác nhau, hỗ trợ IPv6; nhân 2.6.18 dùng chung cho các bộ xử lí SMP và UP.

• Fedora Core 5 (FC5, tên phát hành là Bordeaux), được phát hành vào ngày 20 tháng 3 năm 2006. Phiên bản này tích hợp GNOME 2.14, KDE 3.5.1, Xorg 7.0, GCC 4.1 và nhân Linux (Linux kernel) phiên bản 2.6.16
• Fedora Core 4 (FC4, tên phát hành là Stentz), được phát hành vào ngày 13 tháng 6 năm 2005. Phiên bản này hỗ trợ các loại vi xử lý i386, AMD64 và PowerPC. Phiên bản này tích hợp GNOME 2.10, KDE 3.4, GCC 4.0 và nhân Linux (Linux kernel) 2.6.11

• Fedora Core 3 (FC3, tên phát hành là Heidelberg), được phát hành vào ngày 8 tháng 11 năm 2004. Phiên bản này hỗ trợ các loại vi xử lý i386 và AMD64. Phiên bản này tích hợp GNOME 2.8, KDE 3.3.0, X.Org Server 6.8.1 và nhân Linux (Linux kernel) 2.6.9
• Fedora Core 2 (FC2, tên phát hành là Tettnang), được phát hành và ngày 18 tháng 5 năm 2004. Phiên bản này tích hợp GNOME 2.6, KDE 3.2.1, SELinux và nhân Linux (Linux kernel) 2.6 Đây là phiên bản đầu tiên sử dụng X.Org Server thay thế cho XFree86. Phiên bản này đã bị phàn nàn khá nhiều vì các sự cố khi chạy song song với Windows XP.

• Fedora Core 1 (FC1, tên mã là Cambridge, tên phát hành là Yarrow), được phát hành vào ngày 6 tháng 11 năm 2003. Phiên bản này được phát triển từ Red Hat Linux 9 và được tích hợp hệ thống cập nhật tự động Yum cùng với các hỗ trợ cho máy vi tính xách tay. Một phiên bản dành cho AMD64 đã xuất hiện vào tháng 3 năm 2004.

Bảng so sánh các phiên bản đã có
Phiên bản Tên phát hành Ngày phát hành Nhân Linux Loại vi xử lý
1 Yarrow ngày 6 tháng 11 năm 2003 2.4 i386, AMD64
2 Tettnang ngày 18 tháng 5 năm 2004 2.6 i386, AMD64
3 Heidelberg ngày 8 tháng 11 năm 2004 2.6.9 i386, AMD64
4 Stentz ngày 13 tháng 6 năm 2005 2.6.11 i386, AMD64, PowerPC
5 Bordeaux ngày 20 tháng 3 năm 2006 2.6.16 i386, AMD64, PowerPC
6 Zod ngày 24 tháng 10 năm 2006 2.6.18 i386, AMD64, PowerPC
Các phiên bản dự kiến phát hành
Phiên bản Ngày dự tính phát hành
Fedora Core 7 Test 1 30 tháng 1, 2007

Fedora Core 7 Test 2 27 tháng 2, 2007

Fedora Core 7 Test 3 26 tháng 3, 2007

Fedora 7 Final (bản chính thức) 26 tháng 4, 2007

Fedora Core và Red Hat Enterprise Linux
Fedore Core là kết quả của một chiến lược kinh doanh mới của công ty Red Hat vào năm 2003. Red Hat đã tách dòng Red Hat Linux trước đó thành 2 dòng mới. Fedora Core là dòng sản phẩm được cung cấp miễn phí và Red Hat Enterprise Linux là dòng sản phẩm thương mại.



Gentoo Linux
Trang mạng:
[You must be registered and logged in to see this link.]

Công ty/
Nhà phát triển:
Gentoo Foundation
Họ HĐH: Linux

Kiểu mã nguồn: Mã nguồn mở

Phiên bản gần đây: 10.0 / ngày 4 tháng 10, năm 2009

Nền tảng hỗ trợ: i386, AMD64, PowerPC, PowerPC 64, sparc, DEC Alpha, ARM, MIPS, PA-RISC, S390, IA-64

Kiểu nhân :
Monolithic kernel

Giấy phép:
GPL

Tình trạng: Đang phát triển

Gentoo Linux là một bản phân phối Linux được đặt tên theo loài chim cánh cụt Gentoo. Nó được thiết kế cho các thiết bị xách tay, dễ bảo dưỡng, linh hoạt và có khả năng tùy biến theo máy tính của người sử dụng.
Gentoo Linux là một hệ điều hành được xây dựng ở lớp trên của Linux Kernel và dựa trên Hệ Thống Quản Lý Gói Khả Chuyển(Portable Package Management System).Trong đó, không giống như những bản phân phối thông thường, người dùng sẽ phải tự biên dịch mã nguồn theo cách của họ, với cấu hình của riêng họ.Nói chung thì trong Gentoo không có một phần mềm, ứng dụng nào được biên dịch sẵn ra file Binary nhưng để cho tiện đối với một số người mới tiếp cận thì các ứng dụng phổ biến với mã nguồn đồ sộ như Firefox hay OpenOffice sẽ được biên dịch sẵn.Hệ thống quản lý gói của Gentoo được xây dựng như một module một plug-in rất mềm dẻo dễ bảo trì và độ tương thích phần cứng là gần như không giới hạn.Gentoo tỏ ra khá thích hợp với các thiết bị xách tay với tài nguyên hệ thống hạn hẹp.
Được tạo bởi Daniel Robbins, từng là nhà phát triển của Stampede Linux và FreeBSD.
Gentoo Linux là distribution source. Trong khi các công cụ cài đặt cung cấp các gói có bản đã biên dịch sẵn để Linux có thể chạy, ý tưởng chính của Gentoo là biên dịch toàn bộ các gói trên máy tính người dùng. Thuận lợi chính của điều này là các phần mềm được tối ưu hoá cho từng kiến trúc máy tính mà nó cài đặt. Thêm nữa, việc cập nhật các phần mềm lên phiên bản mới hơn rất dễ dàng, chỉ gõ vài câu lệnh đơn giản. Tuy nhiên, cài đặt Gentoo và biến nó thành một distribution đầy hương hoa với desktop đồ hoạ mới nhất, các công cụ phát triển và multimedia thì khá chán ngắt và mất nhiều thời gian, trải qua nhiều giờ thậm chí trên máy tính có cấu hình mạnh.
Ưu điểm: có thể cài các gói riêng biệt, tính up-to-date cao, document tốt. Nhược điểm: Cài đặt chậm và tẻ nhạt, thường không ổn định.
Free download: Yes



Mandriva Linux
Trang mạng:
mandrivalinux.com

Công ty/
Nhà phát triển:
Mandriva

Họ HĐH: Linux

Kiểu mã nguồn: Phần mềm miễn phí

Phiên bản gần đây: 2006.0 / năm 2005

Kiểu nhân :
Monolithic kernel, Linux

Giao diện người dùng: KDE

Giấy phép:
GPL

Tình trạng: Đang phát triển

Mandriva Linux (còn gọi là Mandrakelinux hoặc Mandrake Linux) là một Bản phân phối Linux của Mandriva, SA (còn gọi là Mandrakesoft, SA). Phiên bản đầu tiên của Mandriva dựa trên Red Hat Linux 5.1 và KDE 1.0 được giới thiệu vào tháng 7 năm 1998
Danh sách các phiên bản
Mandrakelinux
Năm phát hành Phiên bản Tên phát hành
1998
5.1 Venice
1998
5.2 Leeloo
1999
5.3 Festen
1999
6.0 Venus
1999
6.1 Helios
2000
7.0 Air
2000
7.1 Helium
2000
7.2 Odyssey (called Ulysses during beta)
2001
8.0 Traktopel
2001
8.1 Vitamin
2002
8.2 Bluebird
2002
9.0 Dolphin
2003
9.1 Bamboo
2003
9.2 FiveStar
2004
10.0 Community and Official
2004
10.1 Community
2004
10.1 Official
2005
10.2 Limited Edition 2005
2005
2006.0 Mandriva Linux 2006
2006
2007.0 Mandriva Linux 2007
Mandrakelinux, là một Linux distribution giàu kinh nghiệm với phiên bản đầu tiên ra đời vào July 1998. Các nhà phát triển dùng distribution Red Hat, thay đổi desktop mặc định bằng KDE và thêm vào bộ cài đặt dễ sử dụng, phá vỡ ý nghĩ cho rằng Linux thì khó cài đặt. Đặc điểm tự phát hiện phần cứng và tiện ích phân chia đĩa là những ưu điểm mà người dùng dễ nhận thấy từ Mandrake.
Mandrakelinux luôn cho ra đời những release “cutting edge” và được xem như một Linux distribution có tính up-to-date cao. Đây cũng là lý do giải thích cho tính kém ổn định và khá nhiều bug của nó so với các distribution khác. Nhiều người cho rằng điều này có thể chấp nhận được cho desktop của họ vì bù lại họ nhận được những phần mềm mới nhất.
Ưu điểm: thân thiện với người dùng, tiện ích cấu hình đồ hoạ, hỗ trợ cộng đồng, NTFS partition.
Nhược: Một vài release chứa bug, các re release khởi tạo chỉ dành cho thành viên của MandrakeClub.
Free download: Yes



Red Hat Enterprise Linux
Trang mạng:
[You must be registered and logged in to see this link.]

Công ty/
Nhà phát triển:
Red Hat

Họ HĐH: Linux

Kiểu mã nguồn: Mã nguồn mở

Phiên bản gần đây: 5.3 / ngày 20 tháng 1, 2009

Kiểu nhân :
Nhân modular

Giấy phép:
GPL


Red Hat Enterprise Linux (thường được gọi tắt là RHEL) là một Bản phân phối Linux mang tính thương mại của Red Hat. Mỗi phiên bản RHEL sẽ được Red Hat hỗ trợ trong vòng 7 năm kể từ ngày phát hành đầu tiên.
Các phiên bản mới của RHEL sẽ xuất hiện sau mỗi 18 tháng.
Vào năm 2005 Red Hat đã cho ra 4 phiên bản của RHEL:
• RHEl AS (advanced server) - Dành cho các hệ thống lớn
• RHEL ES (edge server hoặc entry-level server) - Dành cho các hệ thống trung bình
• RHEL WS (workstation) – Dành cho người dùng cá nhân có nhu cầu cao
• Red Hat Desktop - Dành cho người dùng cá nhân có nhu cầu thấp
Red Hat, Inc. cung cấp một trong những Linux distribution nổi tiếng nhất trên thế giới. Năm 2003, công ty thông báo quyết định bỏ rơi Red Hat Linux để tập trung vào Red Hat Enterprise Linux. Fedora Project (liệt kê ở trên) đã thay thế Red Hat Linux cho người dùng desktop và các doanh nghiệp nhỏ. Red Hat Linux 9 phát hành vào April 7, 2003, và Red Hat Inc. kết thúc hỗ trợ chính thức kể từ May 1, 2004. Red Hat Enterprise Linux ra đời phục vụ cho các khách hàng yêu cầu một hệ thống ổn định, có hợp đồng dịch vụ. Red Hat Enterprise Linux 3 phát hành vào October 22, 2003. RHEL 3 Update 2 phát hành vào May 12, 2004.

9. SuSE Linux
[You must be registered and logged in to see this link.]
Là partner châu Âu của UnitedLinux, cung cấp nhiều mã cho UnitedLinux. SuSE đã được Novell mua lại. SUSE LINUX là dòng sản phẩm chất lượng cao, có tích hợp Ximian (cũng thuộc sở hữu của Novell). Có sự hậu thuẫn mạnh từ IBM. SUSE LINUX 9.1 phát hành vào May 11, 2004
5. SUSE
Định hướng desktop. Bộ cài đặt và công cụ cấu hình YaST là ưu thế của nó
Document rất tốt. Thị phần ở châu Âu và Bắc Mỹ khá lớn, các nơi khác thì không có thị phần. SUSE được Novell mua lại vào cuối 2003.
Ưu điểm: Chuyên nghiệp đến từng tiểu tiết, bộ cấu hình YaST dễ sử dụng. Nhược điểm: Không mở rộng thị trường ở châu Á, gồm nhiều gói thương mại.
Free download: 1 - 2 tháng sau bảng chính thức được phát hành.



Knoppix
Trang mạng:
[You must be registered and logged in to see this link.]

Công ty/
Nhà phát triển:
Klaus Knopper

Họ HĐH: Linux

Kiểu mã nguồn: Mã nguồn mở

Phiên bản gần đây: 6.2 / ngày 18 tháng 11, năm 2009

Kiểu nhân :
Monolithic kernel

Giấy phép:
GPL

Tình trạng: Đang phát triển

Knoppix là một hệ điều hành có thể chạy trực tiếp hoàn toàn trên CD hay DVD mà không cần cài đặt bất cứ yếu tố nào lên ổ cứng. Knoppix là một hệ thống Debian dựa trên GNU/Linux distribution LiveCD, và được phát triển bởi Klaus Knopper.
Khả năng phát hiện phần cứng tự động của Knoppix khiến nhiều phần mềm thương mại phải hổ thẹn. Boot tự động, nhiều gói đi kèm, kỹ thuật nén cao cấp, và có thể cài lên đĩa cứng biến Knoppix thành công cụ không thể thiếu. Nó có thể được dùng như đĩa phục hồi, một công cụ để minh hoạ Linux cho những người chưa từng thấy nó hoặc để kiểm tra máy tính trước khi mua.
Các phiên bản mới của Knoppix được phát hành thường xuyên, trung bình 2 - 6 tuần cho một release ra đời. Luôn cập nhật các bản sửa lỗi và các gói mới nhất từ các nhánh của Debian.
Ưu điểm: phát hiện phần cứng tự động xuất sắc, chạy trực tiếp từ CD không cần cài đặt, có thể sử dụng như một công cụ phục hồi.
Nhược điểm: Tốc độ thực thi chậm nếu chạy từ CD
Free download: Yes


Ubuntu
Trang mạng:
[You must be registered and logged in to see this link.]

Công ty/
Nhà phát triển:
Công ty TNHH Canonical / Quỹ Ubuntu

Họ HĐH: Tương tự Unix

Kiểu mã nguồn: Phần mềm Mã mở và Tự do

Phiên bản gần đây: 10.04 / 29 tháng 4 2010; 6 tháng trước[1]

Hình thức nâng cấp: APT

Quản lý gói cài đặt: dpkg

Nền tảng hỗ trợ: IA-32, x86-64, lpia, SPARC, PowerPC, ARM, IA-64

Kiểu nhân :
Đơn khối (nhân Linux)

Giao diện người dùng: GNOME

Giấy phép:
Chủ yếu là GNU GPL / một số chương trình dịch sẵn thương mại[2][3] và các giấy phép khác

Tình trạng: Đang hoạt động

Ubuntu (phát âm IPA uːˈbuːntuː) là một hệ điều hành máy tính dựa trên Debian GNU/Linux, một bản phân phối Linux thông dụng. Tên của nó bắt nguồn từ "ubuntu" trong tiếng Zulu, có nghĩa là "tình người", mô tả triết lí ubuntu: "Tôi được là chính mình nhờ có những người xung quanh," một khía cạnh tích cực của cộng đồng. Mục đính của Ubuntu bao gồm việc cung cấp một hệ điều hành ổn định, cập nhật cho người dùng bình thường, và tập trung vào sự tiện dụng và dễ dàng cài đặt. Ubuntu đã được đánh xếp hạng là bản phân phối Linux thông dụng nhất cho máy tính để bàn, chiếm khoảng 30% số bản Linux được cài đặt trên máy tính để bàn năm 2007.[4]
Ubuntu là phần mềm mã nguồn mở tự do, có nghĩa là người dùng được tự do chạy, sao chép, phân phối, nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm theo điều khoản của giấy phép GNU GPL. Ubuntu được tài trợ bởi Canonical Ltd (chủ sở hữu là một người Nam Phi Mark Shuttleworth). Thay vì bán Ubuntu, Canonical tạo ra doanh thu bằng cách bán hỗ trợ kĩ thuật. Bằng vệc để cho Ubuntu tự do và mở mã nguồn, Canonical có thể tận dụng tài năng của những nhà phát triển ở bên ngoài trong các thành phần cấu tạo của Ubuntu mà không cần phải tự mình phát triển.
Canonical ủng hộ và cung cấp hỗ trợ cho bốn bản phân phối dựa trên Ubuntu khác: Kubuntu và Xubuntu, vốn sử dụng KDE và Xfce như là môi trường desktop thay cho hệ thống GNOME mặc định được sử dụng bởi Ubuntu; Edubuntu, một dự án con và là phần bổ sung cho Ubuntu, được thiết kế cho môi trường học tập và sử dụng ở nhà;[5] và Ubuntu JeOS (phát âm "ju:s"), một phiên bản khác của Ubuntu, thiết kế cho các máy ảo.[6]
Lịch sử
Bản phát hành đầu tiên của Ubuntu là vào 20 tháng 10 năm 2004, bắt đầu bằng việc tạo ra một nhánh tạm thời của dự án Debian Linux. Việc này đã được thực hiện để một phiên bản mới của Ubuntu có thể được phát hành mỗi 6 tháng, tạo ra một hệ điều hành được cập nhật thường xuyên hơn. Bản phát hành Ubuntu luôn gồm bản GNOME mới nhất, và được lên lịch phát hành khoảng 1 tháng sau GNOME. Khác với các nhánh có mục đích chung trước của Debian - như MEPIS, Xandros, Linspire, Progeny và Libranet, phần nhiều trong số chúng dựa vào các phần mềm bổ sung có mã đóng mô hình của một doanh nghiệp. Ubuntu lại giống với triết lý của Debian hơn và dùng các phần mềm miễn phí (libre) vào mọi thời điểm.
Các gói của Ubuntu nói chung dựa trên các gói từ nhánh không ổn định của Debian: cả 2 bản phân phối đều dùng gói có định dạng deb của Debian và APT/Synaptic để quản lý các gói đã cài. Ubuntu đã đóng góp trực tiếp và lập tức tất cả thay đổi đến Debian, chứ không chỉ tuyên bố chúng lúc phát hành, mặc dù các gói của Debian và Ubuntu không cần thiết "tương thích nhị phân" với nhau. Nhiều nhà phát triển Ubuntu cũng là người duy trì các gói khoá (gói chủ chốt) của chính Debian. Dù sao, Ian Murdock, nhà sáng lập của Debian, đã chỉ trích Ubuntu vì sự không tương thích giữa các gói của Ubuntu và Debian, ông nói rằng Ubuntu đã làm sai lệch quá xa so với Debian Sarge, do đó không còn giữ được sự tương thích.
Hiện tại, Logo của Ubuntu vẫn giữ nguyên như bản đầu tiên, Ubuntu 4.10 (Warty Warthog).
Các phiên bản Ubuntu
Các phiên bản Ubuntu được đặt tên theo dạng Y.MM (tên), trong đó Y tương ứng với năm phát hành, và MM tương ứng với tháng phát hành. Tên trong ngoặc là tên hiệu được đặt cho phiên bản trước khi phát hành chính thức. Trong tháng 10 năm 2004, Ubuntu phát hành phiên bản đầu tiên, Ubuntu 4.10. Mỗi phiên bản Ubuntu thông thường được hỗ trợ trong vòng 18 tháng, chúng cũng được phát hành định kỳ 6 tháng 1 lần và việc nâng cấp lên phiên bản mới hoàn toàn miễn phí. Người dùng được khuyến khích nâng cấp lên phiên bản mới để có thể sử dụng các tính năng mới nhất mà ứng dụng cung cấp. Phiên bản Ubuntu chính thức mới nhất hiện tại là Ubuntu 10.10 LTS (Lucid Lynx).
Phiên bản hỗ trợ lâu dài
Ubuntu cũng có những phiên bản hỗ trợ dài hạn "Long Term Support", hỗ trợ trong vòng 3 năm đối với máy tính để bàn và 5 năm đối với máy chủ. Ubuntu 8.04 (Hardy Heron), ra mắt vào ngày 24, tháng 4 năm 2008, là phiên bản Long Term Support hỗ trợ đến hiện tại. Canonical sẽ ra mắt phiên bản Long Term Support mỗi 2 năm một lần, và dự kiến sẽ ra mắt bản Long Term Support tiếp theo vào năm 2010, 2 năm sau bản Ubuntu 8.04.
Các dự án khác
Có những kế hoạch cho một nhánh tên mã là Grumpy Groundhog. Nó luôn là nhánh phát triển và kiểm tra các bản không ổn định, kết thúc việc kiểm duyệt mã nguồn của nhiều phần mềm và ứng dụng để sau đó chúng được phân phối như một phần của Ubuntu. Điều này cho phép những người dùng có khả năng và các nhà phát triển kiểm tra các phiên bản mới nhất của từng phần mềm riêng lẻ khi chúng vừa xuất hiện trong ngày, mà không cần phải tự tạo các gói; việc này giúp đưa ra những cảnh báo sớm về lỗi đóng gói trên một số kiến trúc nền. Bản Grumpy Groundhog chưa bao giờ được công bố.
Hiện tại, Ubuntu được tài trợ bởi công ty Canonical. vào ngày 8 tháng 7 năm 2005, Mark Shuttleworth và công ty Canonical đã công bố việc thành lập Quỹ Ubuntu và cung cấp nguồn quỹ ban đầu là 10 triệu dola Mỹ. Mục đích của tổ chức là bảo đảm cho việc hỗ trợ và phát triển của tất cả phiên bản Ubuntu trong tương lai, bao gồm cả việc gửi đĩa cài đặt Ubuntu cho mọi yêu cầu cho toàn thế giới.
Tính năng
Ubuntu kết hợp những đặc điểm nổi bật chung của hệ điều hành nhân Linux, như tính bảo mật trước mọi virus và malware, khả năng tùy biến cao, tốc độ, hiệu suất làm việc, và những đặc điểm riêng tiêu biểu của Ubuntu như giao diện bắt mắt, bóng bẩy, cài đặt ứng dụng đơn giản, sự dễ dàng trong việc sao lưu dữ liệu và sự hỗ trợ của một cộng đồng người dùng khổng lồ.
Cài đặt
Ubuntu cung cấp một tập hợp đầy đủ các tính năng có thể hoạt động ngay lập tức từ bản cài đặt chuẩn, nhưng lại vừa vặn trong 1 đĩa CD. Có một đĩa chạy trực tiếp và một đĩa cài đặt truyền thống cho mỗi lần phát hành. CD chạy trực tiếp cho phép người dùng xem xét phần cứng của họ có tương thích với hệ điều hành hay không trước khi cài đặt lên đĩa cứng. Đĩa Ubuntu, Edubuntu được gửi miễn phí cho bất cứ ai yêu cầu, và tập tin ảnh đĩa cũng có sẵn để tải về. Ubuntu khi chạy cần 256 MB RAM, và khi cài đặt lên đĩa cứng, chiếm 3GB dung lượng đĩa trống.
Quá trình cài đặt Ubuntu sử dụng giao diện đồ họa, tốc độ cài đặt nhanh hay chậm sẽ tuỳ thuộc vào cấu hình máy tính, trung bình là từ 20 - 30 phút.
Giao diện
Ubuntu sử dụng giao diện đồ họa thân thiện GNOME, qua đó hướng đến sự đơn giản hóa trong quá trình sử dụng. Đặc điểm có thể nhận thấy rõ ở giao diện mặc định của Ubuntu là các màu chuyển giữa nâu và cam. Ubuntu đi kèm với Compiz-Fusion, để tạo sự bóng bẩy trong quá trình sử dụng.
Cho đến tháng 4, 2005, Ubuntu có một gói tùy chọn được gọi là ubuntu-calendar, gói này tải về một hình nền mới vào mỗi tháng, phù hợp với chủ đề màu nâu của giao diện. Các hình nền này thể hiện những người mẫu bán khỏa thân và nó bị chỉ trích như "risqué (khiêu gợi không thích hợp, thiếu tế nhị)". Điều này dẫn đến việc tạo ra những tên giễu như "Linuxxx" hay "Bản phân phối khiêu dâm".
Hơn thế nữa, Ubuntu hướng đến khả năng sử dụng cho người dùng khuyết tật và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt, với mục đích có càng nhiều người dùng càng tốt. Ngay từ phiên bản 5.04, Unicode là bảng mã mặc định.
Ứng dụng
Mặc định, Ubuntu được thiết kế để ngay sau khi cài đặt là có thể sử dụng được ngay. Đó là bộ ứng dụng văn phòng OpenOffice.org, trình duyệt Internet Firefox, trình quản lý thư điện tử Evolution, trình gửi tin nhắn tức thời (IM) Pidgin, trình tải file torrent Tranmission và trình biên tập đồ họa GIMP. Về truyền thông đa phương tiện, Ubuntu tích hợp trình phát, rip CD Sound Juicer, trình quản lí thư viện nhạc Rhythmbox, trình xem phim Totem Movie Player và trình ghi âm Sound Recorder. Một số ứng dụng nhỏ như chụp màn hình, máy tính toán, các trò chơi bài và trò chơi giải đố cũng có sẵn.
Việc cài đặt ứng dụng trong Ubuntu có nhiều phương tiện, phổ biến nhất là dùng Sofware Center, Add/Remove Application và Synaptic Package Manager. Trong đó, Add/Remove Application cho phép người dùng tìm toàn bộ các ứng dụng miễn phí Ubuntu khuyên dùng và cài đặt về máy, còn Synaptic Package Manager là công cụ nâng cao, giúp người dùng cài đặt từng gói con của ứng dụng. Ngoài ra còn một số công cụ sử dụng dòng lệnh, như apt-get, aptitude... Luôn luôn có hơn 17.000 ứng dụng khác nhau luôn có sẵn trên mạng để tải về và cài đặt. Hơn nữa chúng hoàn toàn miễn phí.
Sự phân loại và hỗ trợ các gói
Ubuntu phân chia tất cả phần mềm thành 4 phần, được gọi là các thành phần, để thể hiện sự khác nhau trong bản quyền và mức độ được hỗ trợ.
Các gói được quy về các thành phần như sau:
Phần mềm tự do Phần mềm không tự do
Được hỗ trợ Main Restricted
Không được hỗ trợ Universe Multiverse
Phần mềm "tự do" ở đây chỉ bao gồm những phần mềm thoả yêu cầu giấy phép của Ubuntu, nói chung, tương ứng với chính sách phần mềm tự do của Debian. (Dù sao, cũng có một ngoại lệ cho Main; nó "cũng có thể bao gồm các firmware nhị phân, các phông chữ (các phần được dùng bởi các thành phần của Main) không được phép sửa đổi nếu không có sự cho phép của tác giả" khi việc phân phối lại chúng không bị gây trở ngại.")
Phần mềm không tự do thường không được hỗ trợ (Multiverse), nhưng cũng có ngoại lệ (Restricted) cho một số phần mềm không tự do quan trọng, như driver của các thiết bị, không có chúng, người dùng không thể sử dụng Ubuntu trên hệ thống của họ, đặc biệt là các driver card đồ hoạ nhị phân. Mức độ hỗ trợ bị giới hạn hơn main, vì các nhà phát triển không thể truy cập vào mã nguồn.
Thường thì Main và Restricted chứa tất cả phần mềm cho một hệ thống Linux thông thường. Các phần mềm khác có cùng chức năng và các phần mềm chuyên dụng được liệt kê trong Universe và Multiverse.
Ngoài các kho chính thức ra còn có Ubuntu Backports, một dự án được công nhận chính thức, liệt kê các phiên bản mới hơn của một vài phần mềm nào đó chỉ có trong phiên bản không ổn định của Ubuntu. Các kho không thể bao gồm tất cả nhưng nó chứa hầu hết các gói được người dùng yêu cầu, các gói này được liệt kê chỉ khi chúng đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng.
Các phần mềm độc quyền
Ubuntu có một hệ thống chứng nhận cho phần mềm của bên thứ ba. Ubuntu chứng nhận phần mềm độc quyền sẽ làm việc tốt trong Ubuntu. Dù sao, vẫn có nhiều chương trình quen thuộc với người dùng trên các hệ điều hành không tự do, như Microsoft Windows, không tương thích và chưa được Ubuntu chứng nhận. Một vài phần mềm độc quyền không giới hạn bản phân phối được đưa vào thành phần multiverse của Ubuntu. Vài ví dụ về phần mềm không được phân phối bởi Ubuntu gồm có:
• Phần mềm cho phép chơi các tập tin video DVD đã bị khóa mã vùng, bởi vì tình trạng có vấn đề về luật pháp của thư viện giải mã DVD mã nguồn mở DeCSS tại nhiều khu vực trên thế giới. [7]
• Thư viện mã hóa và giải mã cho nhiều định dạng độc quyền (hình ảnh/âm thanh) như Windows Media.
• Một số phần mở rộng được ưa chuộng cho các trình duyệt web, như Adobe's (trước là Macromedia's) Shockwave (không có phiên bản cho Linux) và Flash (một cách khắc phục cho sự ngăn cấm việc phân phối lại đã được quy định trong thỏa thuận bản quyền cho người dùng cuối là gói multiverse "flashplugin-nonfree" (flashplugin-không tự do), gói này sẽ tự động tải Linux Flash plugin trực tiếp từ trang web của Adobe và sau đó cài đặt nó.)
Cấu hình tối thiểu
Phiên bản Desktop của Ubuntu hiện tại hỗ trợ các máy tính cấu trúc Intel x86, AMD, và ARM[8]. Phiên bản server cũng hỗ trợ máy có cấu trúc SPARC[9][10] Cũng có bản hỗ trợ không chính thức cho các cấu trúc PowerPC,[11] IA-64 (Itanium) và PlayStation 3.
Cấu hình tối thiểu cho quá trình cài đặt là máy có bộ CPU 300 MHz x86, RAM 256 MB, ổ cứng còn 4 Gb chỗ trống,[12] và card màn hình VGA hỗ trợ độ phân giải 640x480 trở lên. Cấu hình khuyên dùng cho quá trình cài đặt là máy có bộ vi xử lí 700 MHz x86, RAM 384 MB, ổ cứng còn 8 GB trống,[12] và card màn hình VGA hỗ trợ độ phân giải 1024×768.
Cấu hình tối thiểu cho việc cài đặt phiên bản server là máy có bộ vi xử lí 300 MHz x86, RAM 64 MB ,[13] và card màn hình VGA hỗ trợ độ phân giải 640x480 trở lên.
Những máy tính không hỗ trợ đủ cấu hình tối thiểu, được khuyên dùng Xubuntu, một hệ điều hành tương tự Ubuntu nhưng dựa trên trình quản lí màn hình XFCE.[14]
Desktop & Laptop[15]
Server[15]

Tối thiểu Khuyên dùng
CPU
300 MHz (x86) 700 MHz (x86) 300 MHz (x86)
Bộ nhớ RAM
256 MB 384 MB* 64 MB[13]

Sức chứa ổ đĩa cứng
4 GB[12]
8 GB[12]
500 MB[13]

Video card
VGA @ 640x480 VGA @ 1024x768 VGA @ 640x480
* - Để sử dụng các hiệu ứng đồ họa.


Phản hồi
Theo một khảo sát vào tháng 8 năm 2007 trên 38.500 khách ghé thăm trang DesktopLinux.com, Ubuntu là bản phân phối thông dụng nhất với 30.3% số người trả lời cho biết đã dùng nó.[4]
Ubuntu được trao Giải thưởng Độc giả với tư cách là bản phân phối Linux tốt nhất trong Hội thảo LinuxWorld 2005 tại Luân Đôn,[16] thường được đánh giá tốt trong các ẩn phẩm in hoặc trực tuyến,[17][18][19] và đã đoạt Giải thưởng Bossie 2007 của InfoWorld cho HĐH Máy trạm Mã nguồn mở Tốt nhất.[20]
Mark Shuttleworth cho biết đã có ít nhất tám triệu người sử dụng Ubuntu vào cuối năm 2006, với kết quả là có một số lượng lớn các trang web không-thuộc-Canonical đã được mở thêm.[21]
Số lượng người sử dụng Ubuntu, theo dự đoán, đến năm 2009 là 30 triệu người, đứng đầu trong tất cả các bản phân phối Linux.




Hacao
Trang mạng:
[You must be registered and logged in to see this link.]

Công ty/
Nhà phát triển:
Nguyễn Quang Trường
Họ HĐH: Slackware

Kiểu mã nguồn: Phần mềm tự do

Phiên bản gần đây: 4.21 / 2009-05-31; 17 tháng trước
Giao diện người dùng: GTK

Giấy phép:
GNU General Public License

Tình trạng: Đang phát triển

Hacao là một bản phân phối Linux dành cho người dùng tiếng Việt và tiếng Anh có thể chứa vừa trong chứa trong một đĩa CD khoảng 300 Mb hay ổ đĩa USB Flash có khả năng khởi động để chạy Linux trực tiếp từ các thiết bị đó mà không cần ổ cứng. Đây là bản phân phối Linux hỗ trợ tiếng Việt có kích thước nhỏ nhất cho đến thời điểm hiện tại. Tất cả các phần mềm trong Hacao Linux đều mang giấy phép mã nguồn mở.

Lịch sử phát triển
Nguyễn Quang Trường, người phát triển chính, sau khi đọc được trên tạp chí e-Chip có giới thiệu về Puppy Linux 1.06 có khả năng hỗ trợ tiếng Việt với bộ gõ x-unikey, anh đã tải về và dùng thử bản phân phối nhỏ gọn này, tuy nhiên mọi việc không đơn giản như mọi người nghĩ bởi Puppy quá nhỏ gọn, thiếu rất nhiều thành phần quan trọng để có thể cấu thành một hệ điều hành tiếng Việt hoàn chỉnh, thành quả duy nhất lúc đó là anh làm cho bản phân phối này hiển thị được tiếng Việt Unicode và các bảng mã khác trong các ứng dụng như Abiword, trình duyệt web Seamonkey bằng cách cài đặt thêm font chữ, phương pháp nhập tiếng Việt duy nhất lúc đó là sử dụng bộ gõ tiếng Việt viết bằng JavaScript trong các trình duyệt web rồi sau đó cắt dán qua các ứng dụng khác. Anh đã đăng thắc mắc của mình lên diễn đàn của bộ gõ tiếng Việt Unikey nhờ giúp đỡ, điều hành viên diễn đàn Unikey lúc đó là Lâm Vĩnh Niên (nickname xương-rồng) đã trợ giúp anh về các vấn đề kỹ thuật trong giai đoạn đầu phát triển bản phân phối này[1]. Sau hơn một tháng, Hacao (biệt danh của Trường) đã hoàn thành công việc được coi là khó khăn nhất trong giai đoạn - Puppy Linux đã hỗ trợ hiển thị và gõ tiếng Việt với x-unikey, tạo đà cho việc phát triển các phiên bản sau này.
Các phiên bản
Phiên bản đầu tiên, ra mắt với hai phiên bản: Chuẩn (75MB) và Nâng cao (82MB), phiên bản nâng cao có thêm bộ từ điển StarDict. Ở cả hai phiên bản các ứng dụng hoạt động ổn định với x-unikey, duy chỉ có trình lập bảng tính Gnumeric là bị treo cứng bàn phím do lỗi của Unikey. Các ứng dụng mở rộng được hỗ trợ bao gồm CUPS để cài đặt máy in, samba để cài đặt mạng nội bộ và gói win32-codec để hỗ trợ thêm các định dạng multimedia, chưa thể hỗ trợ OpenOffice.org. Các vấn đề về phần cứng cũng khá nhiều do kernel cũ, đặc biệt là việc hỗ trợ ổ cứng SATA và card mạng không dây. Phiên bản này thu hút sự chú ý đặc biệt của giới người dùng máy tính nên trong vài ngày server chính của Hacao Linux đã quá tải do người dùng tại Việt Nam dùng quá nhiều chương trình hỗ trợ tải phân mảnh tập tin, tạo nhiều kết nối đến server.
Hacao Linux 2.0
Vào ngày 8 tháng 5 năm 2006, Hacao thông báo trên diễn đàn vnoss rằng phiên bản thứ hai sau này, rất nhiều lỗi đã được sửa do phát triển từ bản Puppy Linux 2.0 mới sắp ra đời[2]. Phiên bản chính thức được ra mắt vào ngày 19 tháng 6 năm 2006 với dung lượng file ISO là 94MB[3], trình biên tập văn bản thô Geany đã thay thế Beaver đã quá cũ và không hỗ trợ tiếng Việt. Trình soạn thảo Abiword làm việc với x-unikey với cơ chế unikey-gtk-module cho nên các phím tắt trong chương trình đều không có tác dụng.
Hacao Office 2.01

Ra mắt không lâu sau phiên bản 2.0, phiên bản 2.01 đã ra mắt với bộ phần mềm văn phòng OpenOffice.org phiên bản 2.03 với giao diện tiếng Việt hoàn toàn đã xuất hiện[4], cần lưu ý rằng gói ngôn ngữ tiếng Việt cho OpenOffice.org ở đây là phiên bản đầu tiên, không có phần trợ giúp, được lấy từ repo của bản phân phối Ubuntu trong giai đoạn Beta[5], việc bỏ đi phần trợ giúp của OpenOffice và cài thêm gói ngôn ngữ tiếng Việt vào khiến cho file ISO của phiên bản Linux này chỉ có 174MB, nhỏ hơn cả file cài đặt của bản OpenOffice gốc. Và vì đây là bản phân phối Linux đầu tiên sử dụng bộ OpenOffice.org 2 có tiếng Việt (trước cả Ubuntu) nên nhận được sự chú ý rất lớn của báo giới trong và ngoài nước, dẫn đến hiện tượng quá tải máy chủ như phiên bản 1.06.
Hacao Linux 2.01 Professional
Phiên bản mới cải tiến sau này, sửa khá nhiều lỗi trong phiên bản Office 2.01 trước đó, đồng thời cũng thêm vào một số chương trình tiện ích khác như GIMPshop, Skype, CUPS và đặc biệt là wine giúp chạy các ứng dụng của Windows[6], các công cụ cấu hình mạng tự động, dung lượng file ISO chỉ có 214MB nên đã thu hút một lượng người dùng Windows rất đông thử dùng Hacao Linux. Đây cũng là phiên bản đầu tiên của Hacao Linux bán ra thị trường dưới dạng đĩa CD và tài liệu hướng dẫn sử dụng với giá 12000VND.
Hacao Linux 2.12 Professional
Phiên bản mới hoàn toàn, sử dụng nhân phiên bản 2.6.18.1 hỗ trợ các CPU lõi kép, ổ cúng SATA và SATA2. Ghi xóa file trên hệ thống tập tin NTFS với ntfs-3g, hỗ trợ sử dụng webcam với video4linux. Phát hành ngày 23 tháng 12 năm 2006.
Hacao Linux 2.16 Professional
Gồm 2 phiên bản: Chuẩn (107MB) và Pro (279MB).Phiên bản này thay đổi hoàn toàn về mặt giao diện mang phóng cách của Windows Vista, hỗ trợ chat voice và video với GYachI, ngoài ra còn thêm sẵn danh mục các chương trình truyền hình trực tuyến của các kênh phủ sóng diện rộng trên lãnh thổ nước Việt Nam, hệ thống gói phần mềm chuyển từ dotpups sang dotpets. Phiên bản này cũng bán ở ngoài với giá 12.000VND nhưng có thêm một bản đĩa CD đặc biệt dung lượng lên tới 700MB do có thêm các thành phần phụ trợ để phục vụ những máy không có kết nối Internet.
Hacao Linux 4.21
Phát triển trực tiếp từ phiên bản Puppy 4 Dingo, giờ đây đã có thêm cả hai bộ gõ tiếng Việt là xvnkb và Unikey, cũng có hai phiên bản Chuẩn và Pro. Trong phiên bản Chuẩn, trình chat Pidgin đã bị loại bỏ, thay vào đó là ứng dụng web meebo.com để giảm thiểu dung lượng. Bộ phần mềm được làm lại hoàn toàn với StarDict được nâng lên phiên bản 3.01, chương trình xem file PDF từ ghostscript chuyển thành ePDFView v.v .
Hacao Linux 2009 CE
Phiên bản này được phát triển dựa trên phiên bản Hacao Linux 4.21 Pro rất thành công trước đó. Vì thế phiên bản này thừa hưởng những điểm mạnh của phiên bản 4.21 Pro và điểm đặc biệt nổi bật nhất của phiên bản này là hỗ trợ song ngữ Anh-Việt với Unicode & khả năng gõ được Tiếng Việt ngay cả khi đang sử dụng trong môi trường Tiếng Anh. Tính năng này là tính năng mới, thậm chí Puppy Linux ngay lúc này cũng chưa có hỗ trợ đa ngôn ngữ mà đặc biệt là hỗ trợ Unicode. Chỉ cần 1 click chuột là có thể chuyển sang Tiếng Anh hay Tiếng Việt. Tiềm năng phát triển thành bản Quốc tế hóa.
Dự án Hacao Classmate PC và Hacao netbook
Bắt đầu từ phiên bản 2.16, dự án Classmate PC đã được khởi công để phục vụ cho các mục đích giáo dục dựa trên mã nguồn mở. Từ phiên bản 4.21 trở đi có thêm netbook tham gia dự án.
Ý nghĩa
Hacao được phát triển hoàn toàn từ một phiên bản Linux không hỗ trợ Unicode như mặc định, rất nhiều phiên bản bản địa hóa của Puppy Linux đã dựa trên Hacao Linux trong việc hỗ trợ Unicode, như các ngôn ngữ: tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga.



. Slackware Linux
[You must be registered and logged in to see this link.]
Đây là Linux distribution còn active lâu đời nhất với phiên bản đầu tiên phát hành vào July 16, 1993. Slackware chỉ hỗ trợ x86. Slackware 10.0 phát hành vào June 23, 2004.
6.Slackware Linux
Sáng lập bởi Patrick Volkerding vào 1992, là distribution lâu đời nhất còn sống sót. Bộ cài đặt dạng text, không kèn không trống, công cụ cấu hình phi đồ hoạ. Trong khi các distribution cố gắng không mệt mỏi để phát triển các front end dễ sử dụng, Slackware không quan tâm và mọi thứ vẫn còn được thực hiện thông qua file cấu hình. Chính vì điều này, Slackware chỉ được đề xuất cho các chuyên gia Linux.
Cho dù vậy, Slackware có sức hấp dẫn đầy ma lực với nhiều người dùng. Cực kỳ ổn định và bảo mật, rất thích hợp cho server. Các nhà quản trị Linux nhiều kinh nghiệm tìm thấy rất ít lỗi ở distribution này. Release không thường xuyên (khoảng một lần một năm) dù các gói up-to-date luôn sẵn cho download sau bản chính thức release.
Đặc điểm nổi bật nhất của distribution này từng được biết đến là: “nếu bạn cần giúp đỡ về Linux box của mình, hãy tìm một người dùng Slackware” Một người dùng có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn một người dùng quen thuộc với các distribution khác.
Ưu điểm: Ổn định cao, bug-free, gắn chặt với các nguyên lý UNIX.
Nhược điểm: Cấu hình được thực hiện bằng cách chỉnh sửa các text file, khả năng phát hiện tự động phần cứng hạn chế.
Free download: Yes




7. MEPIS Linux
Sáng lập bởi Warren Woodford vào July 2003, là distribution mới nhất trong TOP 10. Ngoại trừ việc sinh sau đẻ muộn, MEPIS đã nhận được nhiều phản hồi lác quan từ phía người dùng ngày từ thời điwme xuất phát. MEPIS Linux là sự kết hợp thành công giữa Debian Sid và Knoppix, một kiểu Linux distribution mới có thể sử dụng CD hoặc distribution đầy đủ cài đặt trên đĩa cứng. Bằng cách này, người dùng có thể thử sản phẩm bằng cách boot từ CD MEPIS, và cài đặt lên đĩa cứng sau khi thấy thích những gì nó trình diễn trên CD. Nhiều distribution khác sau đó đã copy ý tưởng này.
Điều gì đã làm nên thành công của MEPIS Linux? Không giống như nhiều distribution khác, MEPIS đến với nhiều thứ không miễn phí, ngoại trừ các ứng dụng thông dụng. Đó là driver tăng tốc NVIDIA, Macromedia Flash plugin, Java, nhiều multimedia codecs. Với MEPIS Linux, không cần phải săn lùng Java Runtime Environment, sau đó phải tìm tài liệu để tìm ra câu trả lời làm thế nào cho browser hỗ trợ Java. Tiết kiệm thời gian cấu hình để desktop có thể làm việc.
Bên cạnh các ứng dụng Debian chuẩn và các phần mềm không miễn phí đề cập ở trên, MEPIS Linux có thể tự động phát hiện phần cứng, cùng nhiều tiện ích cấu hình.
Ưu điểm: Có cả distribution đầy đủ và CD, NVIDIA, Flash, Java, multimedia codecs và nhiều ứng dụng không miễn phí khác được cấu hình sẵn, khả năng dò tìm phần cứng tốt.
Nhược điểm: Sinh sau đẻ muộn, các nhà phát triển cần quan tâm cải thiện look and feel.
Free download: Yes




8. Xandros
Được tạo ra từ đống tro tàn của Corel Linux, một nỗ lực mang Linux trở lại thị trường khá thành công vào 1999, nhưng bị bỏ rơi ngay sau đó do gặp khó khăn về tài chính.
Xandros Desktop là một distribution thân thiện nhất trên thị trường, được đề nghị cho người mới dùng Linux. Mặc dù số lượng các ứng dụng đi kèm khá ít, các nhà phát triển đảm bảo rằng nó hoạt động xuất sắc.
Ưu điểm: Thiết kế cho người bắt đầu, quản lý file tốt, công cụ chép CD và các tiện ích khác.
Nhược điểm: Nhiều gói thương mại.
Free download: Yes, nhưng có hạn chế tính năng.
Xandros
Trang mạng:
xandros.com

Công ty/
Nhà phát triển:
Xandros Incorporated
Họ HĐH: GNU/Linux

Kiểu mã nguồn: Pha trộn giữa Phần mềm miễn phí và độc quyền
Phiên bản gần đây: 3.0.3 / ngày 29 tháng 5, năm 2006

Kiểu nhân :
Monolithic kernel (Linux)

Giao diện người dùng: KDE, có hỗ trợ GNOME

Giấy phép:
GPL and other licenses

Tình trạng: Đang phát triển

(sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
https://lopktv07.forumvi.com
 
Tìm hiểu các Linux distribution - Phần 4
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tìm hiểu các Linux distribution - Phần 1
» Tìm hiểu các Linux distribution - Phần 3
» Câu hỏi ôn tập DV mạng Linux

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
~ DIỄN ĐÀN LỚP KTV-K7 ~ KỸ THUẬT VIÊN CNTT HƯỚNG NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH & TRUYỀN THÔNG :: BÀI HỌC - GIÁO TRÌNH :: Linux-
Chuyển đến