~ DIỄN ĐÀN LỚP KTV-K7 ~ KỸ THUẬT VIÊN CNTT HƯỚNG NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH & TRUYỀN THÔNG
Chào mừng các bạn đến với Diễn đàn KTV-K7 Bến Tre!
Chúc bạn có một ngày làm việc - học tập vui vẻ và thành công!

----oOo--------oOo--------oOo--------oOo--------oOo--------

>> Nếu bạn đã là thành viên của diễn đàn này, vui lòng ĐĂNG NHẬP! để có thể gửi, trả lời bài viết...
>> Nếu chưa là thành viên, còn chờ gì nữa, bấm ĐĂNG KÝ ngay thôi!...

~ DIỄN ĐÀN LỚP KTV-K7 ~ KỸ THUẬT VIÊN CNTT HƯỚNG NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH & TRUYỀN THÔNG
Chào mừng các bạn đến với Diễn đàn KTV-K7 Bến Tre!
Chúc bạn có một ngày làm việc - học tập vui vẻ và thành công!

----oOo--------oOo--------oOo--------oOo--------oOo--------

>> Nếu bạn đã là thành viên của diễn đàn này, vui lòng ĐĂNG NHẬP! để có thể gửi, trả lời bài viết...
>> Nếu chưa là thành viên, còn chờ gì nữa, bấm ĐĂNG KÝ ngay thôi!...

~ DIỄN ĐÀN LỚP KTV-K7 ~ KỸ THUẬT VIÊN CNTT HƯỚNG NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH & TRUYỀN THÔNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


~ DIỄN ĐÀN LỚP KTV-K7 BẾN TRE ~ KỸ THUẬT VIÊN CNTT HƯỚNG NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH & TRUYỀN THÔNG >> HTTP://K7BENTRE.CO.CC
 
Trang ChínhTìm kiếmGalleryĐăng kýLatest imagesĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Liên kết nhanh
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Similar topics

 

 Đề án môn học LINUX

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
phucloc




Tổng số bài gửi : 1
Join date : 26/02/2011

Đề án môn học LINUX Empty
Bài gửiTiêu đề: Đề án môn học LINUX   Đề án môn học LINUX I_icon_minitime26/02/11, 09:44 am

TT Phát Triển CNTT – ĐH QG TPHCM
Chinh Trị Bến Tre
Các Đề Án Môn Học
HĐH Linux
---oOo---
Mỗi nhóm 4 người chọn một trong các đề án môn học sau:

Đề án 1: Cách khai báo người sử dụng và Samba trong Suse Linux Enterprise Server 11 SP1
• Các phương pháp để chọn nơi lưu trữ tập tin bảo mật mạng: có dùng LDAP, không dùng LDAP
• Cách khai báo thêm những máy trạm chạy Suse Linux Professional (hoặc Linux trạm khác) được điều khiển bởi danh sách người sử dụng khai báo trên Suse Enterprise Server này.
• Khai báo máy Suse Enterprise Server này thành một Samba Server và những máy trạm trền miền này cũng ở cùng một nhóm Samba với nhau.
• Kiểm tra lại rằng từ những máy khác (chạy Windows hoặc Linux) đều phải có tài khoản và mật khẩu tương ứng mới có thể lấy được tài nguyên trên các Samba server này.

Đề án 2: Cách khai báo FTP Server trong Suse Enterprise Server 11 SP1
Dùng bản Suse Enterprise Server 11 để tạo thành một FTP Server
• Cấp quyền chia sẻ thư mục /FTPCHIASE của FTP Server này với tên chia sẻ FTPCS, cho anomymous (Vô danh) và không mật mã. Trong thư mục này chứa phần mềm gốc để cho các máy trạm có thể cài đặt Linux được.
• Dùng những máy bất kỳ chạy Suse Linux Enterprise Desktop 11 để làm FTP Client liên lạc với FTP Server nói trên.
• Kiểm tra rằng với người sử dụng anonymous chỉ có khả năng lấy tài nguyên FTPCS mà không thể lấy những tài nguyên khác bằng dịch vụ FTP được.

Đề án 3: Cách khai báo FTP Server trong Red Hat Enterprise Server 6
• Dùng một trong các bản Suse Enterprise Server 6 để tạo thành một FTP Server
• Cấp quyền chia sẻ thư mục /FTPCHIASE của FTP Server này với tên chia sẻ FTPCS, cho anomymous (Vô danh) và không mật mã. Trong thư mục này chứa phần mềm gốc để cho các máy trạm có thể cài đặt Linux được.
• Dùng những máy bất kỳ chạy Fedora Core 14 Workstation để làm FTP Client liên lạc với FTP Server nói trên.
• Kiểm tra rằng với người sử dụng anonymous chỉ có khả năng lấy tài nguyên FTPCS mà không thể lấy những tài nguyên khác bằng dịch vụ FTP được.

Đề án 4: Dịch vụ gởi nhận thư và các trạm trung chuyển
• Dùng MTA trên một máy chạy một trong các bản Linux tuỳ ý, và dùng MDaemon trên một máy khác (chạy Microsoft Windows Server 2003 hoặc Microsoft Windows Server 2008).
• Anh/chị hãy giới hạn dịch vụ gởi nhận thư trên máy chạy Linux này để không bị bọn tốn công lấy đi tập tin /etc/passwd và /etc/shadow bằng bất kỳ phương pháp nào có thông qua gửi thư.

Đề án 5: So sánh TFTP Server và FTP Server
• Anh/chị trình bày cách cài đặt TFTP Server trên một trong các loại Server sau: Suse Linux Enterprise Server 11 SP1, Mandriva Linux Enterprise Server 5, hoặc Red Hat Enterprise Server 6.
• Dùng một máy khác chạy Windows Server 2003 Enterprise Edition (hoặc Windows XP Professional) để chạy lệnh [You must be registered and logged in to see this link.]
• Anh/chị hãy kiểm tra tính bảo mật rằng: khi dùng TFTP từ những máy khác đều không thể lấy được tập tin /etc/passwd và /etc/shadow
• Anh/chị giải thích các lệnh trong FTP
• Anh/chị giải thích các tham số có trong cú pháp lệnh TFTP

Đề án 6: Cài đặt Web Server
• Anh/chị trình bày cách cài đặt Web Server trên máy chạy Suse Linux Enterprise Server 11 SP1
• Anh/chị trình bày tiếp cách cài đặt Default Web Site trên máy này, trong đó có sẵn tài liệu hướng dẫn cách sử dụng Apache 2.2
• Anh/chị hãy kiểm tra rằng từ máy bất kỳ đều có thể xem trang Web mặc định của Web Server này.
• Anh/chị hãy trình bày tiếp cách khai báo những thư mục ảo khác theo kiểu Web, mà vẫn bảo đảm được cách xem trang hướng dẫn Apache 2.2 như thường lệ
• Ngoài cách dùng tài khoản root, anh/chị phải kiểm tra tính bảo mật rằng bất kỳ người sử dụng nào dùng giao thức HTTP đều không thể tấn công đến Web Server này.

Đề án 7: Bảo mật trong Suse Linux Enterprise Desktop 11
• Anh/chị hãy cài đặt Suse Linux Enterprise Desktop 11
• Anh chị hãy mô tả cách sử dụng các cơ chế quản lý đăng nhập: /etc/passwd, NFS, LDAP, Windows Domain, và eDirectory
• Anh/chị kiểm tra tính bảo mật của những máy trong mạng khi truy những miền do các máy khác tạo ra.

Đề án 8: Samba Server và Samba Client
• Anh/chị hãy tạo ra một hệ thống mạng gồm khoảng: hai máy chạy Microsoft Windows và hai máy chạy Linux.
• Anh/chị hãy chia sẻ tài nguyên của những máy chạy Microsoft Windows cho tất cả các máy chạy trong hệ thống mạng cục bộ này
• Đồng thời, anh/chị hãy chia sẻ tài nguyên của những máy chạy Linux cho tất cả các máy chạy trong hệ thống mạng cục bộ này.
• Anh/chị hãy bảo đảm tính bảo mật: Chỉ có những người dùng có tài khoản được nhận tài nguyên đã được chia sẻ cho người sử dụng hoặc nhóm.
• Anh/chị hãy loại bỏ những người sử dụng dư thừa và các nhóm dư thừa trên những máy chạy Windows và Linux.

Đề án 9: Cài đặt cơ sở dữ liệu Oracle Database 11 g (hoặc Oracle Database 10 g Release 2 Express Edition) lên trên Linux Server
• Anh/chị hãy cài đặt Orcale Database 11g (hoặc 10g Release 2 Express Edition) lên trên các máy chạy máy chạy Linux Enterprise Server (của Suse, hoặc Red Hat).
• Anh/chị hãy trình bày sơ lược cách quản trị cơ sở dữ liệu này trên giao diện đồ họa
• Anh/chị hãy thử viết một ứng dụng nhỏ trên Web để sử dụng cơ sở dữ liệu này.
• Sau cùng, anh/chị hãy trình bày cách bảo vệ cơ sở dữ liệu này để tránh khỏi những tấn công từ Internet đến.
Chú ý: Máy phải có từ 1 GB RAM trở lên.

Đề án 10: Ubuntu 10.10
• Anh/chị hãy trình bày cách sử dụng đĩa Ubuntu 10.10 Desktop để chạy trên các máy tính mà theo kiểu Live CD (không cần thực hiện Install lên đĩa cứng).
• Sau đó, anh/chị hãy cài đặt (Install) bản này lên trên đĩa cứng để chạy giống như các bản Install CD.
• Anh/chị hãy trình bày cách khai báo địa chỉ IP của card mạng trên máy này.
• Anh/chị hãy trình bày cách liên lạc thông qua các dịch vụ mạng (http, ftp, smtp, pop3, imap) từ máy chạy Ubuntu này đến những máy khác chạy Windows của Microsoft.

Đề án 11: Mandriva Linux 2010.2 Spring Power Pack và Enterprise Server 5
• Anh/chị hãy trình bày cách sử dụng đĩa Mandriva Linux Enterprise 5 lên trên một máy.
• Sau đó, anh/chị cài đặt bản Mandriva Linux 2010.2 Spring Power Pack lên trên một máy khác.
• Anh/chị hãy thử nghiệm các dịch vụ mạng DNS, HTTP, FTP, SMTP, POP3, và IMAP giữa những máy này.

Đề án 12: Red Hat Enterprise Server 6
• Dùng bản Red Hat Enterprise Server 6 để cài đặt máy chạy Server và sử dụng giao diện đồ hoạ
• Khai báo phía Server của các dịch vụ DNS, FTP, HTTP, và Mail trên máy Server này.
• Dùng máy trạm chạy bất kỳ hệ điều hành nào (Microsoft Windows hoặc Linux) để liên lạc đến FTP Server, Web Server, và Mail Server nói trên.

Đề án 13: Fedora Core 14
• Dùng bản Fedora Core 14 để khởi động trên một máy trạm (và sử dụng giao diện đồ hoạ) trong trường hợp máy có 1024 MB RAM.
• Khai báo phía Client của các dịch vụ FTP, HTTP, và Mail trên máy trạm này.
• Dùng máy Server chạy bất kỳ hệ điều hành nào (Microsoft Windows hoặc Linux) để cho máy trạm này có thể liên lạc đến Server được.

Đề án 14: Mail Client trên Linux
• Dùng một trong các bản Linux để khai báo các tài khoản người dùng thư trên Mail Client để có thể liên lạc đến lần lượt các Mail Server sau đây:
 Mail Server được khai báo bằng MDaemon trên những máy chạy Windows của Microsoft
 Mail Server được tích hợp sẵn trong các bản Linux (Mandriva Enterprise Server 5)
• Dùng một máy khác cũng cài đặt phần Mail Client để nhận thư do người thứ nhất (trên máy Mail Client thứ nhất) gởi đến, đồng thời gởi thư trả lời lại cho (người thứ nhất trên máy Mail Client thứ nhất).

Đề án 15: Suse Linux Enterprise Desktop 11 (64 bit) (phải có máy dùng CPU 64 bit)
• Dùng một bản Suse Linux Enterprise Desktop 11 để chạy những máy thực hỗ trợ 64 bit (hoặc những máy ảo dựa trên CPU của AMD 64 bit).
• Trình bày cách khai báo phía client trên máy chạy Suse Linux Enterprise Desktop 11 này để có thể liên lạc đến phía Server (chạy trên nền một hệ điều hành bất kỳ)

Đề án 16: HACAO Linux 4.2.1
• Dùng một bản Hacao Linux (4.2.1 chẳng hạn) để chạy trực tiếp từ CD (Live CD)
• Sau đó, dùng một khoảng trống trên một phân hoạch nào đó của đĩa cứng để lưu lại tham số cấu hình
• Dùng máy chạy Hacao Linux này để liên lạc với một trong các Linux Server (Suse Enterprise Server 11 SP1, Red Hat Enterprise Server 6, hoặc Mandriva Enterprise Server 5).
• Trên máy chạy Hacao Linux này có thể triển khai phía client của các dịch vụ mạng nào?

Đề án 17(*)(Bỏ): Linux XP Desktop 2006 (Service Release 2) và Crossover Standard Demo 6.1.0
• Dùng một máy ảo cài đặt Linux XP Desktop 2006
• Sau đó, cài đặt Crossover Standard Demo 6.1.0 từ tập tin install-crossover-standard-demo-6.1.0.sh trên đĩa CDROM chứa crossover standard này.
• Phải có đường truyền ADSL để cài đặt các chương trình tích hợp như Acrobat Reader 5.0 với Cross over này từ Internet.
• Cài đặt tiếp bộ Microsoft Office 2003 sau khi đã cài đặt Crossover.
• Cài đặt chương trình đánh tiếng Việt Unikey 3.6.3
• Cài đặt các phông chữ VNI-Font từ tập tin VNIFONT.EXE từ thư mục Office trên các đĩa TGxxx
• Sau cùng kiểm tra rằng trong Linux XP Desktop này có khả năng đọc/viết các tập tin Office có dấu tiếng Việt.

Đề án 18: Knoppix 6.3.2 trên đĩa USB 1GB
• Dùng một USB 1GB được định dạng bởi chương trình HP USB Storage Format Tool để định dạng lại đĩa USB này
• Giải nén tập tin fixkp.zip (được download từ internet về) vào thư mục USB-Knoppix thành 2 thư mục con (7-zip và syslinux) và hai tập tin (fixkp.bat và makeboot.bat).
• Chép tập tin hình ảnh đĩa Knoppix_v6.3.2-DVD.ISO vào thư mục USB-Knoppix
• Dùng fixkp.bat để giải nén và hiệu chỉnh tập tin hình ảnh đĩa thành một thư mục con KNOPPIX trong thư mục USB-Knoppix
• Sao chép tất cả nội dung bên trong thư mục KNOPPIX của USB-Knoppix vào thư mục gốc của đĩa USB
• Dùng tập tin makeboot.bat với tham số ổ đĩa USB để làm cho đĩa USB này khởi động được
• Khởi động máy tính bằng cách ưu tiên thứ nhất khởi động từ USB.
• Triển khai thêm phần Terminal Server để hỗ trợ những máy khác khởi động từ Boot Rom

Đề án 19: Knoppix 5.3.1 trên đĩa USB 4GB
• Dùng một USB 4GB được định dạng bởi chương trình HP USB Storage Format Tool để định dạng lại đĩa USB này
• Giải nén tập tin fixkp.zip (được download từ internet về) vào thư mụcUSB-Knoppix thành 2 thư mục con (7-zip và syslinux) và hai tập tin (fixkp.bat và makeboot.bat).
• Chép tập tin hình ảnh đĩa Knoppix_v5.3.1DVD_2008_03_26_EN.ISO vào thư mục USB-Knoppix
• Dùng fixkp.bat để giải nén và hiệu chỉnh tập tin hình ảnh đĩa thành một thư mục con KNOPPIX trong thư mục USB-Knoppix
• Sao chép tất cả nội dung bên trong thư mục KNOPPIX của USB-Knoppix (trừ tập tin KNOPPIX2 bên trong thư mục con KNOPPIX của thư mục này) vào thư mục gốc của đĩa USB
• Dùng tập tin makeboot.bat với tham số ổ đĩa USB để làm cho đĩa USB này khởi động được
• Khởi động máy tính bằng cách ưu tiên thứ nhất khởi động từ USB.
• Triển khai thêm phần Terminal Server để hỗ trợ những máy khác khởi động từ Boot Rom

Đề án 20: Khởi động Boot Rom trên Asianux Server 3.0 SP3
• Từ đĩa 1 đĩa DVD chứa Asianux Server 3.0 SP3 để cài đặt Asianux Server 3.0 SP3 lên đĩa cứng của một máy có 512 MB Ram
• Sau đó, cài đặt các chương trình TFTP Server, DHCP Server, và một trong các HTTP Server, FTP Server, NFS Server để hỗ trợ những máy khác 512 MB RAM cài đặt Asianux Server 3 thông qua Boot Rom.

Đề án 21: Tạo đĩa USB 2GB khởi động Asianux Server 3.0 SP3
• Từ bộ 1 đĩa DVD chứa Asianux Server 3.0 SP3 để tạo đĩa USB cài đặt Asianux Server 3.0 SP3 và chứa nội dung của một tập tin hình ảnh đĩa ISO duy nhất
• Sau đó, dùng đĩa USB này khởi động máy tính để cài đặt lên một máy thực chiếm dung lượng đĩa cứng từ 3 GB đến 8 GB
• Cuối cùng, rút đĩa USB ra để khởi động lại từ đĩa cứng của máy thực chạy Asianux Server 3.0 SP3

Đề án 22: Tạo đĩa USB 4GB (hoặc USB 8GB) để chạy Asianux Server 3.0 SP3
• Dùng bộ 1 đĩa DVD chứa Asianux Server 3 để cài đặt Asianux Server 3.0 SP3 lên một đĩa USB 4GB và sau này sẽ khởi động từ USB này.
• Sau đó, dùng đĩa USB này để khởi động máy tính và chạy toàn bộ Asianux Server 3.0 SP3 trên đĩa USB mà không cần ghi xuống đĩa cứng.
Chú ý: Thời gian tạo lập đĩa USB khoảng 3 giờ đồng hồ đến 8 giờ đồng hồ liên tục (không được tắt máy ngang)

Đề án 23: Tạo đĩa USB 4GB khởi động Mandriva Power Pack 2010.2
• Từ một đĩa DVD chứa Mandriva Power Pack để tạo đĩa USB cài đặt Mandriva Power Pack 2010 và chứa cả tập tin hình ảnh đĩa ISO của đĩa DVD
• Sau đó, dùng đĩa USB này khởi động máy tính để cài đặt lên một thực chiếm dung lượng đĩa cứng từ hơn 4 GB đến 8 GB
• Cuối cùng, rút đĩa USB ra để khởi động lại từ đĩa cứng của máy thực chạy Mandriva Power Pack 2010.
Chú ý: Thời gian tạo đĩa USB khoảng 30 phút, thời gian cài đặt khoảng 20 phút

Đề án 24: Tạo đĩa USB 8GB để chạy Mandriva Power pack 2010.2 (gần giống như Mandriva Flash 2010.2)
• Dùng bộ đĩa DVD chứa Mandriva Power Pack 2010 để cài đặt Mandriva Power Pack 2010 lên một đĩa USB 8GB và sau này sẽ khởi động từ USB này.
• Sau đó, dùng đĩa USB này để khởi động máy tính và chạy toàn bộ Mandriva Power Pack 2010.2 trên đĩa USB mà không cần ghi xuống đĩa cứng.(Dữ liệu lưu trữ trên một phân hoạch 400 MB trên USB)
Chú ý: Thời gian tạo lập đĩa USB khoảng 7.5 tiếng đồng hồ liên tục (không được tắt máy ngang)

Đề án 25: Các phiên bản 11 SP1 của Suse Linux Enterprise Server
• Dùng bộ đĩa DVD chứa Suse Linux Enterprise Server 11 SP1 để cài đặt bản mới Server 32 bit (hoặc 64 bit).
• Bạn hãy cho biết thời gian cần thiết tối đa là bao lâu phải kết nối Internet một lần để duy trì được tính cập nhật của Linux này vẫn bảo đảm có thể xem các gói sản phẩm đã cài đặt và đang ở off-line.

Đề án 26: Các phiên bản 11 của Suse Linux Enterprise Desktop
• Dùng bộ đĩa DVD chứa Suse Linux Enterprise Desktop 11 để cài đặt bản mới Desktop 32 bit (hoặc 64 bit).
• Chú ý đến việc kết nối đường truyền Internet và theo dõi các gói sản phẩm đã cài đặt, bạn hãy giải quyết trường hợp khi hệ điều hành này không có kết nối đến Internet được.
• Bạn hãy cho biết thời gian cần thiết tối đa là bao lâu phải kết nối Internet một lần để duy trì được tính cập nhật của Linux này vẫn bảo đảm có thể xem các gói sản phẩm đã cài đặt và đang ở off-line.

Đề án 27: Các phiên bản 11.x của Open Suse Linux
• Dùng bộ đĩa DVD chứa Open Suse Linux 11.x để cài đặt bản mới Server 32 bit (hoặc 64 bit).
• Chú ý đến việc kết nối đường truyền Internet và theo dõi các gói sản phẩm đã cài đặt, bạn hãy giải quyết trường hợp khi hệ điều hành này không có kết nối đến Internet được.
• Ý nghĩa của nút bấm Skip Refresh trong chương trình Software Management của bản Linux này là gì? Anh/chị hãy thao tác nút bấm này khi chạy bản Linux này để thêm/bớt chương trình ở dạng Offline.

Đề án 28: Web Server và Samba Server trên Centos 5.5 (32 bit)
• Dùng bộ đĩa Centos 5.5 (32 bit) để cài đặt Centos lên trên máy ảo.
• Sau đó, anh/chị cài đặt Web Server và Samba Server lên trên máy này
• Tiếp theo, dùng máy trạm bất kỳ chạy Linux (như Knoppix, Ubuntu, hoặc Fedora Core, v.v..) để liên lạc bằng giao thức Web và Samba đến các server nói trên.

Đề án 29: Web Server và Samba Server trên Centos 5.5 (64 bit)
• Dùng bộ đĩa Centos 5.5 (64 bit) để cài đặt Centos lên trên máy ảo.
• Sau đó, anh/chị cài đặt Web Server và Samba Server lên trên máy này
• Tiếp theo, dùng máy trạm bất kỳ chạy Linux (như Knoppix, Ubuntu, hoặc Fedora Core, v.v..) để liên lạc bằng giao thức Web và Samba đến các server nói trên.

Đề án 30: Adriane Knoppix 6.2.1
• Dùng đĩa Adriane Koppix 6.2.1 để khởi động máy ảo.
• Thực hiện cách phân hoạch đĩa cứng trên máy ảo này.
• Thử nghiệm các chức năng từ thực đơn chính của Adriane Knoppix 6.2.1
---oOo---
Về Đầu Trang Go down
binhphuongsos




Tổng số bài gửi : 1
Join date : 04/09/2011

Đề án môn học LINUX Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đề án môn học LINUX   Đề án môn học LINUX I_icon_minitime08/09/11, 04:52 pm

Cho em hỏi có ai làm đề án số 6 về Web Server trong Suse 11 không vậy? Thư mục ảo kiểu web là như thế nào? Ai có thể chỉ em với
Về Đầu Trang Go down
hocit




Tổng số bài gửi : 19
Join date : 21/05/2011

Đề án môn học LINUX Empty
Bài gửiTiêu đề: web server trên SLES11   Đề án môn học LINUX I_icon_minitime20/10/11, 11:08 am

Web server trên SLES11
Bạn đã cài được dịch vụ web server phía server bằng Apache2 chưa?
Khi cài xong bạn cài thêm các gói để có thư mục ảo manual (sổ tay hướng dẫn), xem bạn sẽ rõ!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Đề án môn học LINUX Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đề án môn học LINUX   Đề án môn học LINUX I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Đề án môn học LINUX
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tìm hiểu các Linux distribution - Phần 4
» Tìm hiểu các Linux distribution - Phần 1
» Đề Án Môn Học Dịch Vụ Mạng Linux

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
~ DIỄN ĐÀN LỚP KTV-K7 ~ KỸ THUẬT VIÊN CNTT HƯỚNG NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH & TRUYỀN THÔNG :: BÀI HỌC - GIÁO TRÌNH :: Linux-
Chuyển đến